Triết lý sâu sắc từ câu chuyện Khổng Tử học đàn: Ngay cả việc nhỏ nhất cũng làm theo cách này, bạn sẽ không bao giờ thất bại

vietnamtrade-forum.com là diễn đàn chuyên về thảo luận kinh tế Việt Nam và quốc tế. || Tên Acc KHÔNG sử dụng chữ IN HOA|| Tiêu đề bài viết KHÔNG sử dụng chữ IN HOA, đăng số điện thoại, website, giá cả || KHÔNG được sử dụng nhiều Acc để đăng bài || Thành viên KHÔNG Spam diễn đàn || Thành viên không được đăng sản phẩm Trung Quốc || KHÔNG đăng quá 1 bài viết trong 1 chuyên mục|| Hãy đọc nội quy khi tham gia diễn đàn || Hãy kiểm tra thông tin thành viên trước khi hợp tác|| Tin đăng phải có: Thông tin giới thiệu công ty, Nội dung giới thiệu sản phẩm, thông tin liên hệ và chính sách áp dụng đại lý.(Phải có địa chỉ liên hệ cụ thể và điện thoại bàn, nhằm tránh hiện tượng lừa đảo).|| Mọi thắc mắc liên hệ

DA HEO TÓP MỠ

Nhân Viên
VNĐ
347
Khổng Tử: Bí quyết thành công là làm mọi việc đều đạt 100 điểm, ngay cả những việc nhỏ nhất.
Trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã”. Có nghĩa là: Giàu sang và phú quý thì ai cũng thích, nhưng những người thật sự xuất sắc biết làm thế nào để thực sự đạt được nó. Việc sở hữu một số tiền nhất định và một địa vị trong xã hội không nghi ngờ gì chính là thước đo thành công trong cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn không biết thì 20% dân số thế giới kiểm soát 80% số của cải mà con người làm ra. Khổng Tử tin rằng, một người có thể đứng ở đỉnh cao của kim tự tháp hay không phụ thuộc vào mức độ mà người đó yêu cầu với bản thân mình, và chính Khổng Tử là tấm gương to lớn cho điều này.

Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có một bậc thầy về âm nhạc tên là Sư Tương. Rất nhiều người ngưỡng mộ ông, trong đó có cả Khổng Tử. Năm 30 tuổi, Khổng Tử đã bái Sư Tương làm thầy dạy đàn của mình.

Khổng Tử học đàn rất chăm chỉ, ngay từ bản nhạc đầu tiên. Sau mười ngày không ngừng luyện tập, kỹ thuật chơi đàn của Khổng Tử từ không quen thuộc đã thành thạo. Sư Tương nghe Khổng Tử đàn xong khúc nhạc liền bảo: “Khúc nhạc này con đã rất thuần thục, có thể chuyển sang bản tiếp theo rồi”. Nghe xong, Khổng Tử đứng lên kính cẩn đáp: “Thưa thầy, con tuy đã quen với khúc nhạc này nhưng vẫn chưa nắm bắt được kĩ xảo của nó”. Vì thế, Khổng Tử vẫn tiếp tục luyện tập bản nhạc này như mọi khi.

Qua một đoạn thời gian, Sư Tương cảm thấy Khổng Tử đã đàn rất thành thạo, bèn nói với Khổng Tử: “Con đã nắm bắt được kỹ năng của bản nhạc này, nên chuyển sang học bản khác”. Khổng Tử ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời: “Mặc dù con đã thành thạo kỹ năng chơi đàn, nhưng vẫn chưa nắm bắt được tư tưởng và tình cảm của bài nhạc”.

Một ngày nọ, Sư Tương đến nhà của Khổng Tử, sau khi nghe Khổng Tử đàn, ông ngay lập tức bị mê hoặc bởi tiếng đàn phát ra. Tư Tương thở dài: “Con đã hiểu được tư tưởng và tình cảm chứa trong bản nhạc đó, chúng ta học từ khúc mới đi!”. Thế nhưng Khổng Tử lại nói: “Con vẫn chưa lĩnh hội được người sáng tác bản nhạc này là người như thế nào!”.

Thời gian cứ như thế lại trôi qua.

Một hôm, Khổng Tử hết sức vui mừng đến thưa với Sư Tương: “Thưa thầy, con đã hình dung được tác giả của khúc nhạc này là người như thế nào rồi ạ. Đó là người có khuôn mặt trang nghiêm cùng thân hình vạm vỡ, ánh mắt sâu sắc sáng ngời. Trong lòng người đó luôn có một suy nghĩ: “Lấy đức phục người, cảm hóa tứ phương. Người như vậy, ngoài Chu Văn Vương thì không thể là ai khác”.

Sư Tương hết sức kinh ngạc nói với ông: “Không sai, bản nhạc đó chính là của Chu Văn Vương. Sự chăm chỉ và nỗ lực của con thật tuyệt vời”.

Khổng Tử nổi tiếng là một người tài hoa, uyên bác. Trong bất cứ việc gì ông cũng đều hành động cẩn trọng, tìm hiểu tường tận gốc rễ, lĩnh hội từng chút một. Chính vì thế, ông mới có thể thấu hiểu, tường tận bể tri thức của thiên hạ.

Yêu cầu của bạn đối với bản thân quyết định phần lớn việc bạn có thể đạt đến đỉnh cao của thành công hay không
Dù là trước đây hay bây giờ, nhiều người thường khó đáp ứng được những yêu cầu của giáo viên, lãnh đạo khi đi học hay làm việc. Khổng Tử có thể trở thành một người vĩ đại như thế không thể bỏ qua việc ông luôn yêu cầu bản thân cao hơn cả việc người khác yêu cầu ở ông. Đây chính là sự khác biệt giữa những người thực sự thành công và những người tầm thường.

Yêu cầu của một người đối với bản thân càng cao thì khả năng thành công của người đó càng lớn. Ví dụ, trong công việc, nếu bạn đặt cho mình mục tiêu hoàn thành doanh số là 200.000, bạn có thể hoàn thành nó thì tất nhiên đây cũng đã là một thành công. Nhưng khi đem nó so sánh với những người có mục tiêu là 1 triệu, thì mục tiêu 200.000 của bạn vẫn còn khoảng cách rất xa.

Cũng như thế, khi còn đi học, chúng ta luôn thấy một hiện tượng - sau khi nhận được kết quả của kì thi, nhiều bạn học sinh giỏi không hài lòng với điểm số mà họ đạt được, cho dù là 9 hay 9,5 điểm. Thực ra, đây không phải là họ đang cố ý để khoe khoang, mà chứng minh, cho dù cao đến đâu nhưng không đạt đến yêu cầu của họ, đều được tính là đã thất bại.

Nếu bạn muốn đứng trên đỉnh cao thành công mà không phải ai cũng có thể đạt tới, bạn bắt buộc phải nghiêm khắc với chính bản thân. Nói một cách đơn giản hơn, hãy như Khổng Tử, yêu cầu cao với bản thân ngay từ những việc nhỏ nhất.

Một thánh nhân khác, Lão Tử cũng đã từng dạy rằng: “Nếu bạn kết thúc cẩn thận như khi bạn bắt đầu bạn sẽ không thất bại”. Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng nhất không phải tính chất của sự việc như thế nào, mà là thái độ xử lý của chúng ta ra sao. Ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất, nếu bạn không nghiêm túc với nó thì dần dần bạn cũng sẽ không thể làm tốt những việc lớn hơn.

Theo Baidu
1.jpg
 
Top