Thủ tục xuất khẩu yến sào theo quy định pháp luật VN như thế nào?

vietnamtrade-forum.com là diễn đàn chuyên về thảo luận kinh tế Việt Nam và quốc tế. || Tên Acc KHÔNG sử dụng chữ IN HOA|| Tiêu đề bài viết KHÔNG sử dụng chữ IN HOA, đăng số điện thoại, website, giá cả || KHÔNG được sử dụng nhiều Acc để đăng bài || Thành viên KHÔNG Spam diễn đàn || Thành viên không được đăng sản phẩm Trung Quốc || KHÔNG đăng quá 1 bài viết trong 1 chuyên mục|| Hãy đọc nội quy khi tham gia diễn đàn || Hãy kiểm tra thông tin thành viên trước khi hợp tác|| Tin đăng phải có: Thông tin giới thiệu công ty, Nội dung giới thiệu sản phẩm, thông tin liên hệ và chính sách áp dụng đại lý.(Phải có địa chỉ liên hệ cụ thể và điện thoại bàn, nhằm tránh hiện tượng lừa đảo).|| Mọi thắc mắc liên hệ

dangkythuonghieuvihaco

đăng ký thương hiệu
Nếu bạn đang có nhu cầu xuất khẩu yến sào, thủ tục xuất khẩu yến sào là một trong những việc làm cần thiết để đảm bảo quy trình xuất hàng được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Thủ tục này bao gồm các bước cần thiết để hoàn tất các giấy tờ, thủ tục hải quan và phí vận chuyển, đảm bảo sản phẩm của bạn được xuất khẩu đến các thị trường uy tín trên toàn thế giới.
Thủ tục xuất khẩu yến sào theo quy định hiện nay gồm có những giấy tờ, giấy phép gì? Yến sào chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã mở ra một cơ hội rất lớn cho các cơ sở sản xuất yến. Vihabrand mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục hải quan xuất khẩu yến sào!

2460
Thủ tục xuất khẩu yến sào
Chính sách pháp lý
Căn cứ theo danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu được ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ, yến sào không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp, đơn vị có thể xuất khẩu yến sào và làm thủ tục xuất khẩu như những mặt hàng thông thường.
Theo quy định tại điểm 14, phần II, mục 2 Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, những sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ yến là sản phẩm động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu yến sào, đơn vị cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Mã HS Code và thuế xuất khẩu yến sào
Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, yến sào xuất nhập khẩu có mã HS Code là 04100010. Trong đó:
- 0410 - Sản phẩm ăn được có nguồn gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
- 04100010 - Tổ yến
Theo quy định hiện hành, thuế VAT đối với mặt hàng tổ yến xuất khẩu là 0%. Bên cạnh đó, vì tổ yến không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Chính vì vậy, mức thuế xuất khẩu tổ yến hiện nay đang là 0%.
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu yến sào
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu yến sào gồm có những giấy tờ, thủ tục sau:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Các loại chứng từ, giấy tờ khác theo quy định.
Yến sào xuất khẩu cần những loại giấy phép gì?
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sở Công thương là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu đã được Bộ Y tế quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Giấy xác nhận chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến xuất khẩu
Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến xuất khẩu gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
- Thông tin chi tiết sản phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm chất lượng yến sào trong vòng 12 tháng;
- Nhãn hàng hóa;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất yến đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có).
Doanh nghiệp có thể tự công bố chất lượng sản phẩm trên phương tiện đại chúng hoặc qua trang thông tin điện tử của mình. Ngoài ra có thể niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp. Sau đó công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Nếu như chưa có hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Cụ thể, bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp CFS (được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có).
Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ như trên trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) tới cơ quan cấp CFS.
Giấy chứng nhận y tế
Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cụ thể, bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế cho yến sào xuất khẩu gồm có những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT.
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng yến sào xuất khẩu.
- Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy phép kinh doanh.
Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được nộp tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Thời gian xử lý thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp không cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cho lô hàng yến sào xuất khẩu gồm có những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo mẫu quy định được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất yến sào đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hoặc xác nhận công bố Chất lượng sản phẩm, GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc những xác nhận tương đương còn hiệu lực;
- Nhãn sản phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 6 tháng;
- Hợp đồng gia công (Trong trường hợp thuê một đơn vị khác làm gia công).
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu yến sàoVihabrand muốn gửi tới các cơ sở sản xuất yến sào. Hy vọng qua những thông tin về thủ tục hải quan xuất khẩu yến sào được chia sẻ ở bài viết mang tới cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhiều thông tin bổ ích! Quý khách hàng có thắc mắc về thủ tục xuất nhập khẩu yến sào. Vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : [email protected]
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
 
Top