TRÀ ĐÀO CAM SẢ
Nhân Viên
- VNĐ
- 290
THÀNH TỰU LỚN ĐỀU PHỤ THUỘC VÀO THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG NHỎ
------------------------
1. Những điều nhỏ nhặt có thể thay đổi cuộc sống của một con người, cũng có thể hủy hoại đi một con người
Khi tôi học trung học, các bạn cùng lớp rất thích nói một câu: "Làm vậy thì ích gì chứ?". Tôi rất ghét câu nói này. Thật ra, nếu bạn để ý thì sẽ thấy rằng mọi người đều không thích câu nói này.
Ví như có người nói với các bạn trong lớp, rằng ai đó đang muốn học âm nhạc, ai đó chơi bóng rổ, ai tan học rồi còn đến gặp thầy hỏi bài và bạn sẽ nghe được rất nhiều lời nói ra nói vào. Một đám người nhiều lời thích đi châm chọc, khiêu khích, hoặc là vô ý mà nói: "Làm vậy thì ích gì chứ?".
Lúc đầu, cũng có nhiều bạn học cùng phụ họa: "Đúng thế, làm vậy thì ích gì chứ?". Dĩ nhiên, một hai ngày thì xác thực không có ích lợi gì rõ rệt. Thế nhưng, một tháng sau, hay một năm sau, ai biết chừng nó thật sự là ra sao.
Và những điều đã diễn ra đó thật sự đúng là không thể xem nhẹ.
Năm tôi học lớp mười một, tôi nhớ có một bạn học. Bởi vì không kịp mang theo đàn tranh về nhà nên bạn đành phải tạm thời mang đến phòng học một lúc, thế là bị rất nhiều bạn học cười đùa. Những trò cười cợt này kéo dài đến tận hai năm, họ nói rằng "Học nó để được gì chứ?", mãi cho đến khi người bạn đó thi đậu vào Học viện m nhạc Trung ương.
Tôi còn nhớ một bạn học dáng người không cao lắm, mỗi ngày vào lúc trời tối thường tập ném bóng rổ tại sân tập, bị nhiều người cười đùa châm chọc nói: "Làm vậy thì ích gì chứ?". Rồi cuối cùng, bạn trở thành chủ lực của đội bóng rổ của trường, được tuyển thẳng vào đội bóng của tỉnh, và hiện đang đại diện cho tỉnh chơi bóng ở các giải đấu.
Tôi không muốn đưa ra nhiều ví dụ. Nhưng thực sự, từ nhỏ đến lớn câu nói "Làm vậy thì ích gì chứ?" là một trong những câu mà tôi cảm thấy khó chịu nhất.
Một người khi có loại ý nghĩ này thì khoảng cách dẫn đến nhân cách suy bại không còn bao xa. Bởi vì loại ý nghĩ như vậy có thể đẩy họ đến trạng thái hoài nghi, không quan tâm đến bất kì điều gì, sẽ có những lời lẽ phê phán chỉ trích người khác. Phương thức đơn giản nhất để hủy hoại một người khi tuổi đời còn trẻ chính là đưa vào đầu và nuôi dưỡng tư tưởng "Làm vậy thì ích gì chứ?".
2. Thành công trong những việc lớn đều phụ thuộc vào thái độ và hành động của bạn đối với những vấn đề nhỏ
Điều tương tự cũng xảy ra trong lớp học. Tôi thường hỏi các bạn trong lớp "Từ này có nghĩa là gì?". Có người trả lời được, cũng có người không đáp lại được.
Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện có những người còn chẳng thèm nhìn tới dáng vẻ của từ đó như thế nào và rồi sẽ nói: "Trả lời được thì còn đi học để làm gì? Biết một chữ này rồi có thể thi qua sao? Không biết nó thì có sao đâu chứ?". Đúng vậy, nếu không biết được nó thì chẳng có sao.
Thế nhưng, bạn đã từng nghĩ đến chưa, nếu như vấn đề nào bạn cũng đối xử như vậy thì sẽ ra sao? Nếu như cứ mỗi từng từ bạn đều xem thường như thế? Nếu như mỗi từng chút kiến thức bạn cũng đều hành xử thế? Nếu như mỗi từng việc nhỏ bạn cũng đều mang cái suy nghĩ đó?
Thì khi gặp chuyện đại sự, gặp phải bước ngoặt lớn, gặp đúng lúc cần quyết định vận mệnh của bản thân, bạn thật sự cho rằng bạn sẽ vượt qua được khi chính bạn trường kỳ nuôi dưỡng trong người sự khinh suất, chủ quan hay sao?
Người ta có thể dễ dàng bỏ qua những điều nhỏ nhặt, cũng không muốn vì những điều nhỏ nhặt mà yêu cầu quá cao. Lâu dần, khi đã có thói quen như vậy, sẽ thật khó để phải chú ý đến nó. Rất nhiều người sẽ quên đi mà nói "Làm vậy thì đã sao nào?". Những điều nhỏ bé có thể dễ dàng trở thành những điều lớn lao trong dòng sông dài của thời gian.
Cuộc sống của chúng ta được tạo thành từ mỗi từng khoảnh khắc của thời gian, thời gian lại chính là từ những điều nhỏ nhặt ghép thành. Tương lai do mỗi từng ngày hôm nay mà dựng nên, bạn không thể không tin vào nhân quả.
Đặc biệt, khi bạn quyết định một chuyện đại sự, hãy nhớ rằng sự thành bại của tất cả những chuyện vĩ đại trên đời này đều được quyết định bởi cách hành xử của bạn trong mỗi từng điều nhỏ nhặt.
Một lần, tôi dạy kèm em họ tôi giải bài tập về nhà. Thành tích học tập của em tôi rất giỏi, nên lòng tự trọng cũng rất mạnh mẽ, nhưng tôi phát hiện các đề toán em ấy đều giải sai cùng một vấn đề. Vì vậy, tôi đặt bài tập xuống và hỏi: "Em trai, 100 - 15 bằng bao nhiêu?".
Thằng bé không chút nghĩ ngợi trả lời: "Bằng 75".
Thực ra, nếu bạn hỏi nhiều người câu hỏi này, sẽ không ít người cho ra đáp án là 75. Bởi vì mỗi lần trên lớp, tôi đều hỏi các bạn sinh viên: "Chiết khấu 15% là bao nhiêu?", và rất nhiều người sẽ vô cùng hào hứng mà trả lời tôi, là 75%. Nhưng nếu chúng ta cẩn thận tính toán một chút đều biết là 85%.
Hôm đó, tôi nói với em họ rằng: "Là 85, em hãy nhớ kỹ!". Và thằng bé không hề kiên nhẫn mà trả lời: "Được rồi! Em nhớ kỹ!". Tôi nhìn chằm chằm nó: "Em tại sao lại không xem trọng nó?".
Em trai liền khó chịu mà nói ra câu kia: "Chỉ là một sai lầm nhỏ thôi, vậy thì đã sao đâu chứ?".
Tôi lấy bài tập về nhà, chỉ cho em trai thấy những lỗi sai của các đề mục, hầu như đều là sai ở điểm này. Nói cách khác, trong tâm của em trai vẫn không hề muốn để ý đến vấn đề nhỏ nhặt này.
Thằng bé không nói nên lời và yên lặng sửa sai. Đôi khi, chúng ta nghĩ những điều nhỏ nhặt là quá đỗi tầm thường, nhưng không ngờ rằng theo thời gian trôi qua chúng có khi lại bị phóng đại lên, và sẽ trở thành rắc rối lớn.
Bạn muốn trở thành người như thế nào thì nhất định nên để tâm xem trọng mọi sự việc quanh cuộc sống hằng ngày của bản thân.
Tất nhiên, bạn có thể nói rằng, nếu lúc nào cũng cứ phải quan tâm đến những điều nhỏ nhặt mỗi ngày, cuộc sống có phải sẽ quá mệt mỏi? Dĩ nhiên là có mệt, nhưng nếu như bạn quen với nó rồi thì sẽ không cảm giác mệt nữa.
Vì vậy, ở cuối bài viết, tôi muốn nhấn mạnh hai điều:
Đầu tiên, bạn cần chú ý đến những điều nhỏ nhặt vì nó sẽ quyết định bạn có thể trở thành một người mà bản thân mong muốn hay không.
Thứ hai, bạn có thể tự yêu cầu bản thân mình, nhưng không cần thiết phải yêu cầu người khác
Có một lần, tôi cùng vài người bạn ngồi trò chuyện trong đại sảnh khách sạn và nói đến chuyện của Tần Thủy Hoàng. Đang lúc chúng tôi sắp bắt đầu câu chuyện, có người bạn hỏi một câu làm tôi phải nghẹn lời nhìn trân trối: "Tần Thủy Hoàng là ai?".
Người bạn này năm nay 31 tuổi, và sau đó chúng tôi phát hiện anh ta thật sự đúng là không biết Tần Thủy Hoàng. Anh ta không thường đọc sách, cũng không có học lịch sử, thậm chí cũng không hề xem tivi. Anh ta sống trong thôn làng, mỗi ngày sống bằng nghề làm giày đi mưa để duy trì sinh hoạt.
Lúc đầu, mọi người đều chế giễu anh ta không biết Tần Thủy Hoàng.
Thế là anh ta nói: "Người không biết nhiều cũng không phải chỉ có mình tôi!". Sau đó tôi nghĩ, thực sự, những người kia không biết Tần Thủy Hoàng, cũng không muốn đọc sách, không học lịch sử, chẳng cần phải suy ngẫm về tương lai. Và họ cũng vẫn sống rất tốt, vẫn có thể trải qua niềm vui mỗi ngày!
Mỗi chúng ta cần phải học tập, cần đọc sách, nhưng không phải yêu cầu mỗi người đều biết hết thảy mọi thứ. Có lẽ, anh bạn đó nguyện ý trở thành một người như thế, không cần phải biết quá nhiều thứ, cuộc sống này cũng vẫn có thể bước về phía trước đấy thôi, thì cũng có sao đâu?
Cho nên, tất cả điều này, đều hoàn toàn phụ thuộc vào bạn muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai.
Hôm đó, người bạn thân của tôi hỏi: "Long, tại sao anh không nói với anh bạn đó hãy đọc thêm sách về lịch sử, ít nhất cũng có thể nhận thức được Tần Thủy Hoàng là ai chứ!".
Tôi trả lời: "Tôi rất muốn nói, nhưng chuyện này không có quan hệ gì với chúng ta đúng không?".
Anh bạn ngẫm nghĩ: "Nhưng chúng ta sẽ không thể trở thành dạng người như thế, đúng chứ?".
Tôi nói: "Chúng ta sẽ không bao giờ như thế".
Theo Tri thức trẻ
----------------------
"Cảm xúc là kẻ thù số 1 thành công" và "Cảm xúc cũng là yếu tố quyết định tạo nên thành công" của bạn. Buông bỏ gì hay nắm chặt điều gì thì mỗi người trưởng thành đều phải suy xét trước sau cả.
SƯU TẦM
------------------------
1. Những điều nhỏ nhặt có thể thay đổi cuộc sống của một con người, cũng có thể hủy hoại đi một con người
Khi tôi học trung học, các bạn cùng lớp rất thích nói một câu: "Làm vậy thì ích gì chứ?". Tôi rất ghét câu nói này. Thật ra, nếu bạn để ý thì sẽ thấy rằng mọi người đều không thích câu nói này.
Ví như có người nói với các bạn trong lớp, rằng ai đó đang muốn học âm nhạc, ai đó chơi bóng rổ, ai tan học rồi còn đến gặp thầy hỏi bài và bạn sẽ nghe được rất nhiều lời nói ra nói vào. Một đám người nhiều lời thích đi châm chọc, khiêu khích, hoặc là vô ý mà nói: "Làm vậy thì ích gì chứ?".
Lúc đầu, cũng có nhiều bạn học cùng phụ họa: "Đúng thế, làm vậy thì ích gì chứ?". Dĩ nhiên, một hai ngày thì xác thực không có ích lợi gì rõ rệt. Thế nhưng, một tháng sau, hay một năm sau, ai biết chừng nó thật sự là ra sao.
Và những điều đã diễn ra đó thật sự đúng là không thể xem nhẹ.
Năm tôi học lớp mười một, tôi nhớ có một bạn học. Bởi vì không kịp mang theo đàn tranh về nhà nên bạn đành phải tạm thời mang đến phòng học một lúc, thế là bị rất nhiều bạn học cười đùa. Những trò cười cợt này kéo dài đến tận hai năm, họ nói rằng "Học nó để được gì chứ?", mãi cho đến khi người bạn đó thi đậu vào Học viện m nhạc Trung ương.
Tôi còn nhớ một bạn học dáng người không cao lắm, mỗi ngày vào lúc trời tối thường tập ném bóng rổ tại sân tập, bị nhiều người cười đùa châm chọc nói: "Làm vậy thì ích gì chứ?". Rồi cuối cùng, bạn trở thành chủ lực của đội bóng rổ của trường, được tuyển thẳng vào đội bóng của tỉnh, và hiện đang đại diện cho tỉnh chơi bóng ở các giải đấu.
Tôi không muốn đưa ra nhiều ví dụ. Nhưng thực sự, từ nhỏ đến lớn câu nói "Làm vậy thì ích gì chứ?" là một trong những câu mà tôi cảm thấy khó chịu nhất.
Một người khi có loại ý nghĩ này thì khoảng cách dẫn đến nhân cách suy bại không còn bao xa. Bởi vì loại ý nghĩ như vậy có thể đẩy họ đến trạng thái hoài nghi, không quan tâm đến bất kì điều gì, sẽ có những lời lẽ phê phán chỉ trích người khác. Phương thức đơn giản nhất để hủy hoại một người khi tuổi đời còn trẻ chính là đưa vào đầu và nuôi dưỡng tư tưởng "Làm vậy thì ích gì chứ?".
2. Thành công trong những việc lớn đều phụ thuộc vào thái độ và hành động của bạn đối với những vấn đề nhỏ
Điều tương tự cũng xảy ra trong lớp học. Tôi thường hỏi các bạn trong lớp "Từ này có nghĩa là gì?". Có người trả lời được, cũng có người không đáp lại được.
Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện có những người còn chẳng thèm nhìn tới dáng vẻ của từ đó như thế nào và rồi sẽ nói: "Trả lời được thì còn đi học để làm gì? Biết một chữ này rồi có thể thi qua sao? Không biết nó thì có sao đâu chứ?". Đúng vậy, nếu không biết được nó thì chẳng có sao.
Thế nhưng, bạn đã từng nghĩ đến chưa, nếu như vấn đề nào bạn cũng đối xử như vậy thì sẽ ra sao? Nếu như cứ mỗi từng từ bạn đều xem thường như thế? Nếu như mỗi từng chút kiến thức bạn cũng đều hành xử thế? Nếu như mỗi từng việc nhỏ bạn cũng đều mang cái suy nghĩ đó?
Thì khi gặp chuyện đại sự, gặp phải bước ngoặt lớn, gặp đúng lúc cần quyết định vận mệnh của bản thân, bạn thật sự cho rằng bạn sẽ vượt qua được khi chính bạn trường kỳ nuôi dưỡng trong người sự khinh suất, chủ quan hay sao?
Người ta có thể dễ dàng bỏ qua những điều nhỏ nhặt, cũng không muốn vì những điều nhỏ nhặt mà yêu cầu quá cao. Lâu dần, khi đã có thói quen như vậy, sẽ thật khó để phải chú ý đến nó. Rất nhiều người sẽ quên đi mà nói "Làm vậy thì đã sao nào?". Những điều nhỏ bé có thể dễ dàng trở thành những điều lớn lao trong dòng sông dài của thời gian.
Cuộc sống của chúng ta được tạo thành từ mỗi từng khoảnh khắc của thời gian, thời gian lại chính là từ những điều nhỏ nhặt ghép thành. Tương lai do mỗi từng ngày hôm nay mà dựng nên, bạn không thể không tin vào nhân quả.
Đặc biệt, khi bạn quyết định một chuyện đại sự, hãy nhớ rằng sự thành bại của tất cả những chuyện vĩ đại trên đời này đều được quyết định bởi cách hành xử của bạn trong mỗi từng điều nhỏ nhặt.
Một lần, tôi dạy kèm em họ tôi giải bài tập về nhà. Thành tích học tập của em tôi rất giỏi, nên lòng tự trọng cũng rất mạnh mẽ, nhưng tôi phát hiện các đề toán em ấy đều giải sai cùng một vấn đề. Vì vậy, tôi đặt bài tập xuống và hỏi: "Em trai, 100 - 15 bằng bao nhiêu?".
Thằng bé không chút nghĩ ngợi trả lời: "Bằng 75".
Thực ra, nếu bạn hỏi nhiều người câu hỏi này, sẽ không ít người cho ra đáp án là 75. Bởi vì mỗi lần trên lớp, tôi đều hỏi các bạn sinh viên: "Chiết khấu 15% là bao nhiêu?", và rất nhiều người sẽ vô cùng hào hứng mà trả lời tôi, là 75%. Nhưng nếu chúng ta cẩn thận tính toán một chút đều biết là 85%.
Hôm đó, tôi nói với em họ rằng: "Là 85, em hãy nhớ kỹ!". Và thằng bé không hề kiên nhẫn mà trả lời: "Được rồi! Em nhớ kỹ!". Tôi nhìn chằm chằm nó: "Em tại sao lại không xem trọng nó?".
Em trai liền khó chịu mà nói ra câu kia: "Chỉ là một sai lầm nhỏ thôi, vậy thì đã sao đâu chứ?".
Tôi lấy bài tập về nhà, chỉ cho em trai thấy những lỗi sai của các đề mục, hầu như đều là sai ở điểm này. Nói cách khác, trong tâm của em trai vẫn không hề muốn để ý đến vấn đề nhỏ nhặt này.
Thằng bé không nói nên lời và yên lặng sửa sai. Đôi khi, chúng ta nghĩ những điều nhỏ nhặt là quá đỗi tầm thường, nhưng không ngờ rằng theo thời gian trôi qua chúng có khi lại bị phóng đại lên, và sẽ trở thành rắc rối lớn.
Bạn muốn trở thành người như thế nào thì nhất định nên để tâm xem trọng mọi sự việc quanh cuộc sống hằng ngày của bản thân.
Tất nhiên, bạn có thể nói rằng, nếu lúc nào cũng cứ phải quan tâm đến những điều nhỏ nhặt mỗi ngày, cuộc sống có phải sẽ quá mệt mỏi? Dĩ nhiên là có mệt, nhưng nếu như bạn quen với nó rồi thì sẽ không cảm giác mệt nữa.
Vì vậy, ở cuối bài viết, tôi muốn nhấn mạnh hai điều:
Đầu tiên, bạn cần chú ý đến những điều nhỏ nhặt vì nó sẽ quyết định bạn có thể trở thành một người mà bản thân mong muốn hay không.
Thứ hai, bạn có thể tự yêu cầu bản thân mình, nhưng không cần thiết phải yêu cầu người khác
Có một lần, tôi cùng vài người bạn ngồi trò chuyện trong đại sảnh khách sạn và nói đến chuyện của Tần Thủy Hoàng. Đang lúc chúng tôi sắp bắt đầu câu chuyện, có người bạn hỏi một câu làm tôi phải nghẹn lời nhìn trân trối: "Tần Thủy Hoàng là ai?".
Người bạn này năm nay 31 tuổi, và sau đó chúng tôi phát hiện anh ta thật sự đúng là không biết Tần Thủy Hoàng. Anh ta không thường đọc sách, cũng không có học lịch sử, thậm chí cũng không hề xem tivi. Anh ta sống trong thôn làng, mỗi ngày sống bằng nghề làm giày đi mưa để duy trì sinh hoạt.
Lúc đầu, mọi người đều chế giễu anh ta không biết Tần Thủy Hoàng.
Thế là anh ta nói: "Người không biết nhiều cũng không phải chỉ có mình tôi!". Sau đó tôi nghĩ, thực sự, những người kia không biết Tần Thủy Hoàng, cũng không muốn đọc sách, không học lịch sử, chẳng cần phải suy ngẫm về tương lai. Và họ cũng vẫn sống rất tốt, vẫn có thể trải qua niềm vui mỗi ngày!
Mỗi chúng ta cần phải học tập, cần đọc sách, nhưng không phải yêu cầu mỗi người đều biết hết thảy mọi thứ. Có lẽ, anh bạn đó nguyện ý trở thành một người như thế, không cần phải biết quá nhiều thứ, cuộc sống này cũng vẫn có thể bước về phía trước đấy thôi, thì cũng có sao đâu?
Cho nên, tất cả điều này, đều hoàn toàn phụ thuộc vào bạn muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai.
Hôm đó, người bạn thân của tôi hỏi: "Long, tại sao anh không nói với anh bạn đó hãy đọc thêm sách về lịch sử, ít nhất cũng có thể nhận thức được Tần Thủy Hoàng là ai chứ!".
Tôi trả lời: "Tôi rất muốn nói, nhưng chuyện này không có quan hệ gì với chúng ta đúng không?".
Anh bạn ngẫm nghĩ: "Nhưng chúng ta sẽ không thể trở thành dạng người như thế, đúng chứ?".
Tôi nói: "Chúng ta sẽ không bao giờ như thế".
Theo Tri thức trẻ
----------------------
"Cảm xúc là kẻ thù số 1 thành công" và "Cảm xúc cũng là yếu tố quyết định tạo nên thành công" của bạn. Buông bỏ gì hay nắm chặt điều gì thì mỗi người trưởng thành đều phải suy xét trước sau cả.
SƯU TẦM