Bài hát: “Độ ta không độ nàng” đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Theo Ghiền review, giai điệu của ca khúc này rất dễ nghe, thậm chí có thể gây nghiện nếu bạn nghe đi nghe lại nhiều lần, tuy nhiên ca từ của bài hát lại khá ủy mị và gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có bạn cho rằng, đối với những người yêu thích ngôn tình, “Độ ta không độ nàng” có nội dung cực kỳ hay, khiến người đọc phải rơi nước mắt vì từng câu từng chữ trong truyện rất thấm, nhưng có quan điểm khác lại cho rằng tình yêu và Phật Giáo không thể nào đi chung với nhau như những gì ca khúc này kể cho chúng ta?
Trước những tranh cãi này, Ghiền review xin mời bạn hãy cùng mình tìm đọc cuốn tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng của Chương Xuân Di – “Đức Phật và Nàng” (Tác phẩm gốc mà Độ ta không độ nàng mượn cảm hứng í), chắc chắn bạn sẽ tìm đươc câu trả lời cho riêng mình.
Nội dung:
Với việc am hiểu Phật Giáo sâu sắc, Chương Xuân Di đã khéo léo lồng ghép nhiều triết lý Phật Giáo vào tác phẩm của mình, đến nỗi mà khoảng 7 chương đầu toàn nói về Phật Giáo nên bạn nào không kiên nhẫn đọc sẽ dễ nản từ những trang sách đầu tiên này. Tuy nhiên để tránh đi vào lối mòn triết học và giúp người đọc dễ cảm nhận hơn, tác giả đã xây dựng câu chuyện của mình theo hướng ngôn tình kết hợp với yếu tố xuyên không kì ảo.
Nội dung của tiểu thuyết kể về cô sinh viên chuyên ngành lịch sử thể kỷ 21, Ngải Tình, xuyên không về thời điểm 1650 năm về trước nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của cô, để rồi từ đó cô gặp vị pháp sư Kumarajiva và cùng nhau họ viết nên câu chuyện tình giản đơn mà đẹp đẽ vô cùng.
Pháp sư Kumarajiva (Cưu ma la thập) trong tiểu thuyết này là một nhân vật có thật í các bạn. Ông là một dịch giả Phật học chuyên dịch kinh sách từ văn hệ tiếng Phạn ra tiếng Hán, góp phần truyền bá giáo pháp của Trung Quán Tông rộng rãi khắp Trung Quốc vào những năm 300-400.
Câu chuyện tình của Ngải Tình và Kumarajiva diễn ra trong quá khứ gần 50 năm thời gian thực sự họ được gặp và yêu nhau chỉ vỏn vẹn chưa đến 4 năm thông qua 4 lần xuyên không của cô gái trẻ đầy nhiệt huyết.
Lần thứ nhất, khi Kumarajiva 13 tuổi, anh gặp Ngải Tình trẻ trung ở độ tuổi 25 tuổi, được cô dạy tiếng Hán và truyền đạt khá nhiều kiến thức (bởi lẽ cô gái là người của tương lai cơ mà).
Lần thứ hai, Kumarajiva 25 tuổi gặp lại Ngải Tình vẫn đang 25 tuổi xuyên không về. Tình cảm chớm nở từ tuổi thơ, trải qua 10 năm đã trở thành tình cảm sâu đậm lúc nào không biết. Nhưng chàng vẫn là người hết lòng tu đạo, có tình cảm không dám thổ lộ, tự giận mình đã động chân tình – là trái với đạo lý tu hành.
Ngải Tình đến thời kỳ này lần thứ hai vẫn hết lòng với công trình nghiên cứu khoa học của mình, thông qua việc tìm hiểu những cảnh sắc trên con đường tơ lụa vùng Trung Hoa. Giai đoạn này lồng ghép rất nhiều kiến thức và địa danh Phật Giáo khiến bạn tò mò và muốn có mặt ngay lập tức tại đó để chiêm ngưỡng và kiểm chứng. Với chính kiến thức và tư tưởng tiến bộ của người thời hiện đại, Ngải Tình đã khiến Rajiva cảm thấy nàng vô cùng đặc biệt, cảm thấy nàng là duy nhất, là độc nhất, cảm thấy tôn sùng và yêu mến nàng vô cùng. Đến nỗi Rajiva phải vì nàng và nói: “Nàng có muốn ta hoàn tục không?” Nhưng rồi Ngải Tình cũng phải trở về thời hiện đại vì lượng bức xạ trong người cô do máy xuyên không tạo ra đã cao lắm rồi.
10 năm chờ đợi tiếp theo để được gặp nàng, Kumarajiva đem nỗi nhớ hóa thành động lực trong kinh kệ, trong Phật pháp, để theo đuổi lý tưởng truyền bá giáo lý đại thừa đến Trung Hoa. Tình yêu của Rajiva nhẹ nhàng, kín đáo, nhưng sâu sắc vô cùng. Vì yêu mà cố gắng, vì yêu mà vượt qua những khó khăn. Cuối cùng, năm 35 tuổi, trong lần xuyên không thứ 3 của Ngải Tình, đôi nhân tình lại gặp lại nhau và Kumarajiva đã cưới được nàng về làm vợ (theo biến cố có thực của lịch sử, và Ngải Tình đã là một bánh răng trong vòng xoay lịch sử ấy), cùng nàng trải qua biết bao khó khăn trong nạn đói và chiến tranh.
Mọi chuyện cứ thế xảy ra, gặp gỡ rồi chia xa. Mãi đến lần thứ 4, khi mà 16 năm nữa trong quá khứ đã trôi qua, Ngải Tình bất chấp sức khỏe để trở về với chồng vì lời hứa, tiếp tục cùng chồng vượt qua một kiếp nạn thảm khốc, cũng là thời khắc giúp chồng tiến gần hơn đến sứ mệnh cao cả thiêng liêng của mình.
Chờ đợi người mình yêu, mười năm lại mười năm, đời người liệu có mấy lần mười năm để chờ? Có mấy người có thể chờ mấy chục năm trời mà vẫn thủy chung một lòng?
Với nội dung như trên, chắc hẳn các bạn sẽ rất thắc mắc liệu rằng đoạn kết của tiểu thuyết này có giải quyết dứt điểm các nút thắt đã được đưa ra suốt từ đầu câu chuyện cũng như có khiến độc giả khóc hết nước mắt hay không? Có lẽ Ghiền review xin mời các bạn hãy đọc truyện để tự mình cảm nhận và trả lời cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, hãy yên tâm một điều rằng, kết thúc của phim tuy không quá viên mãn nhưng rất phù hợp với tên tiếng Trung của tiểu thuyết này: “Bất phụ như lai, bất phụ khanh”
Tóm lại, Đức Phật và Nàng là một bộ tiểu thuyết rất hay mặc dù mang nhiều yếu tố hư cấu và kỳ ảo nhưng chuyện tình của truyện thực sự rất đẹp và đáng trân quý. Ngoài ra, qua bộ truyện này, bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức Phật Giáo theo cách rất tự nhiên, dễ hiểu, không giáo điều, không khô khan. Đọc xong tiểu thuyết, có lẽ bạn sẽ muốn lên ngay kế hoạch để bay đến ngay con đường tơ lụa nổi tiếng được miêu tả hết sức sống động trong truyện.
Nhiều bạn cứ so sánh bài hát Độ ta không độ nàng với tiểu thuyết này nhưng mình khẳng định 2 câu chuyện khác hẳn nhau nhé. Ngoài ra, mình tin rằng bạn đọc truyện sẽ cảm thấy hay hơn phim chuyển thể, bởi vì bộ phim Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh cũng không thể nào truyền tải được hết thông điệp và ý nghĩa của truyện đâu. Hãy đọc ngay các bạn nhé.
SƯU TẦM
nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Theo Ghiền review, giai điệu của ca khúc này rất dễ nghe, thậm chí có thể gây nghiện nếu bạn nghe đi nghe lại nhiều lần, tuy nhiên ca từ của bài hát lại khá ủy mị và gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có bạn cho rằng, đối với những người yêu thích ngôn tình, “Độ ta không độ nàng” có nội dung cực kỳ hay, khiến người đọc phải rơi nước mắt vì từng câu từng chữ trong truyện rất thấm, nhưng có quan điểm khác lại cho rằng tình yêu và Phật Giáo không thể nào đi chung với nhau như những gì ca khúc này kể cho chúng ta?
Trước những tranh cãi này, Ghiền review xin mời bạn hãy cùng mình tìm đọc cuốn tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng của Chương Xuân Di – “Đức Phật và Nàng” (Tác phẩm gốc mà Độ ta không độ nàng mượn cảm hứng í), chắc chắn bạn sẽ tìm đươc câu trả lời cho riêng mình.
Nội dung:
Với việc am hiểu Phật Giáo sâu sắc, Chương Xuân Di đã khéo léo lồng ghép nhiều triết lý Phật Giáo vào tác phẩm của mình, đến nỗi mà khoảng 7 chương đầu toàn nói về Phật Giáo nên bạn nào không kiên nhẫn đọc sẽ dễ nản từ những trang sách đầu tiên này. Tuy nhiên để tránh đi vào lối mòn triết học và giúp người đọc dễ cảm nhận hơn, tác giả đã xây dựng câu chuyện của mình theo hướng ngôn tình kết hợp với yếu tố xuyên không kì ảo.
Nội dung của tiểu thuyết kể về cô sinh viên chuyên ngành lịch sử thể kỷ 21, Ngải Tình, xuyên không về thời điểm 1650 năm về trước nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của cô, để rồi từ đó cô gặp vị pháp sư Kumarajiva và cùng nhau họ viết nên câu chuyện tình giản đơn mà đẹp đẽ vô cùng.
Pháp sư Kumarajiva (Cưu ma la thập) trong tiểu thuyết này là một nhân vật có thật í các bạn. Ông là một dịch giả Phật học chuyên dịch kinh sách từ văn hệ tiếng Phạn ra tiếng Hán, góp phần truyền bá giáo pháp của Trung Quán Tông rộng rãi khắp Trung Quốc vào những năm 300-400.
Câu chuyện tình của Ngải Tình và Kumarajiva diễn ra trong quá khứ gần 50 năm thời gian thực sự họ được gặp và yêu nhau chỉ vỏn vẹn chưa đến 4 năm thông qua 4 lần xuyên không của cô gái trẻ đầy nhiệt huyết.
Lần thứ nhất, khi Kumarajiva 13 tuổi, anh gặp Ngải Tình trẻ trung ở độ tuổi 25 tuổi, được cô dạy tiếng Hán và truyền đạt khá nhiều kiến thức (bởi lẽ cô gái là người của tương lai cơ mà).
Lần thứ hai, Kumarajiva 25 tuổi gặp lại Ngải Tình vẫn đang 25 tuổi xuyên không về. Tình cảm chớm nở từ tuổi thơ, trải qua 10 năm đã trở thành tình cảm sâu đậm lúc nào không biết. Nhưng chàng vẫn là người hết lòng tu đạo, có tình cảm không dám thổ lộ, tự giận mình đã động chân tình – là trái với đạo lý tu hành.
Ngải Tình đến thời kỳ này lần thứ hai vẫn hết lòng với công trình nghiên cứu khoa học của mình, thông qua việc tìm hiểu những cảnh sắc trên con đường tơ lụa vùng Trung Hoa. Giai đoạn này lồng ghép rất nhiều kiến thức và địa danh Phật Giáo khiến bạn tò mò và muốn có mặt ngay lập tức tại đó để chiêm ngưỡng và kiểm chứng. Với chính kiến thức và tư tưởng tiến bộ của người thời hiện đại, Ngải Tình đã khiến Rajiva cảm thấy nàng vô cùng đặc biệt, cảm thấy nàng là duy nhất, là độc nhất, cảm thấy tôn sùng và yêu mến nàng vô cùng. Đến nỗi Rajiva phải vì nàng và nói: “Nàng có muốn ta hoàn tục không?” Nhưng rồi Ngải Tình cũng phải trở về thời hiện đại vì lượng bức xạ trong người cô do máy xuyên không tạo ra đã cao lắm rồi.
10 năm chờ đợi tiếp theo để được gặp nàng, Kumarajiva đem nỗi nhớ hóa thành động lực trong kinh kệ, trong Phật pháp, để theo đuổi lý tưởng truyền bá giáo lý đại thừa đến Trung Hoa. Tình yêu của Rajiva nhẹ nhàng, kín đáo, nhưng sâu sắc vô cùng. Vì yêu mà cố gắng, vì yêu mà vượt qua những khó khăn. Cuối cùng, năm 35 tuổi, trong lần xuyên không thứ 3 của Ngải Tình, đôi nhân tình lại gặp lại nhau và Kumarajiva đã cưới được nàng về làm vợ (theo biến cố có thực của lịch sử, và Ngải Tình đã là một bánh răng trong vòng xoay lịch sử ấy), cùng nàng trải qua biết bao khó khăn trong nạn đói và chiến tranh.
Mọi chuyện cứ thế xảy ra, gặp gỡ rồi chia xa. Mãi đến lần thứ 4, khi mà 16 năm nữa trong quá khứ đã trôi qua, Ngải Tình bất chấp sức khỏe để trở về với chồng vì lời hứa, tiếp tục cùng chồng vượt qua một kiếp nạn thảm khốc, cũng là thời khắc giúp chồng tiến gần hơn đến sứ mệnh cao cả thiêng liêng của mình.
Chờ đợi người mình yêu, mười năm lại mười năm, đời người liệu có mấy lần mười năm để chờ? Có mấy người có thể chờ mấy chục năm trời mà vẫn thủy chung một lòng?
Với nội dung như trên, chắc hẳn các bạn sẽ rất thắc mắc liệu rằng đoạn kết của tiểu thuyết này có giải quyết dứt điểm các nút thắt đã được đưa ra suốt từ đầu câu chuyện cũng như có khiến độc giả khóc hết nước mắt hay không? Có lẽ Ghiền review xin mời các bạn hãy đọc truyện để tự mình cảm nhận và trả lời cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, hãy yên tâm một điều rằng, kết thúc của phim tuy không quá viên mãn nhưng rất phù hợp với tên tiếng Trung của tiểu thuyết này: “Bất phụ như lai, bất phụ khanh”
Tóm lại, Đức Phật và Nàng là một bộ tiểu thuyết rất hay mặc dù mang nhiều yếu tố hư cấu và kỳ ảo nhưng chuyện tình của truyện thực sự rất đẹp và đáng trân quý. Ngoài ra, qua bộ truyện này, bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức Phật Giáo theo cách rất tự nhiên, dễ hiểu, không giáo điều, không khô khan. Đọc xong tiểu thuyết, có lẽ bạn sẽ muốn lên ngay kế hoạch để bay đến ngay con đường tơ lụa nổi tiếng được miêu tả hết sức sống động trong truyện.
Nhiều bạn cứ so sánh bài hát Độ ta không độ nàng với tiểu thuyết này nhưng mình khẳng định 2 câu chuyện khác hẳn nhau nhé. Ngoài ra, mình tin rằng bạn đọc truyện sẽ cảm thấy hay hơn phim chuyển thể, bởi vì bộ phim Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh cũng không thể nào truyền tải được hết thông điệp và ý nghĩa của truyện đâu. Hãy đọc ngay các bạn nhé.
SƯU TẦM