Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm những gì?

vietnamtrade-forum.com là diễn đàn chuyên về thảo luận kinh tế Việt Nam và quốc tế. || Tên Acc KHÔNG sử dụng chữ IN HOA|| Tiêu đề bài viết KHÔNG sử dụng chữ IN HOA, đăng số điện thoại, website, giá cả || KHÔNG được sử dụng nhiều Acc để đăng bài || Thành viên KHÔNG Spam diễn đàn || Thành viên không được đăng sản phẩm Trung Quốc || KHÔNG đăng quá 1 bài viết trong 1 chuyên mục|| Hãy đọc nội quy khi tham gia diễn đàn || Hãy kiểm tra thông tin thành viên trước khi hợp tác|| Tin đăng phải có: Thông tin giới thiệu công ty, Nội dung giới thiệu sản phẩm, thông tin liên hệ và chính sách áp dụng đại lý.(Phải có địa chỉ liên hệ cụ thể và điện thoại bàn, nhằm tránh hiện tượng lừa đảo).|| Mọi thắc mắc liên hệ

dangkythuonghieuvihaco

đăng ký thương hiệu
VNĐ
9,465
Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Khó khăn lớn nhất mà chủ hộ kinh doanh gặp phải là rào cản pháp lý, thủ tục hành chính, hồ sơ cần chuẩn bị, thời gian có giấy phép. Các thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh được thực hiện. Vậy trình tự hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm những gì? Điều kiện xin giấy phép này ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.

1118
Hồ sơ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được đóng thành 1 quyển và bao gồm các loại giấy tờ như sau:

– Đơn đề nghị theo mẫu của doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề mà cơ sở đang kinh doanh thực phẩm.
– Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị có xác nhận của cơ sở bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm các giấy tờ như:
+ Sơ đồ mặt bằng của cơ sở cũng như các khu vực xung quanh.
+ Quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối thực phẩm, thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất của cơ sở đó.
– Giấy xác nhận của chủ cơ sở và nhân viên sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Nếu cơ sở đó dưới 30 người thì cần phải nộp bản sao giấy xác nhận và phải có xác nhận của cơ sở.
+ Nếu cơ sở đó trên 30 người thì cần nộp danh sách người đã tham gia tập huấn và phải có xác nhận của cơ sở.
– Giấy xác nhận có đầy đủ sức khoẻ chủ cơ sở và nhân viên sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính đối với mầm bệnh gây nên các bệnh về đường ruột của nhân viên trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với cơ sở nằm trong vùng đang có dịch bệnh tiêu chảy theo công bố của Bộ Y tế như sau:
+ Những cơ sở dưới 30 người cần nộp bản sao, có xác nhận của cơ sở giấy xác nhận
+ Những cơ sở trên 30 người cần nộp thêm danh sách kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm phân của chủ có sở và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và cũng phải có xác nhận của cơ sở.
Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở kinh doanh cần đảm bảo những điều kiện sau thì mới được cấp giấy phép an toàn thực phẩm:
- Cơ sở kinh doanh quán ăn, nhà hàng sẽ phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với ngành nghề phù hợp với lĩnh vực mà cơ sở đó đang kinh doanh
- Chủ cửa hàng hoặc người quản lý và nhân viên cần phải được khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư 14 về việc có đủ sức khỏe để tham gia làm việc.
- Chủ cửa hàng hoặc người quản lý và nhân viên phải được tập huấn và có thẻ tập huấn về các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết đề nghị cấp giấy đủ điều kiện để làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và nộp hồ sơ đó lên Sở Y Tế.
Xét duyệt hồ sơ
Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.
Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.
Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.
Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính. Vihaco Việt Nam là dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu bạn đang cảm thấy phiền hà vì hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quá rối rắm thì hãy liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ Vihaco để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé! Chỉ cần một cú điện thoại tới hotline của Vihaco thì mọi thủ tục giấy tờ cấp phép sẽ được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : [email protected]
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
 
Top