Nhiều người cho rằng loại điện thoại cơ bản (basic phone) hay còn gọi là điện thoại phổ thông (feature phone), không có hệ điều hành thông minh, chỉ có vỏn vẹn vài chức năng cơ bản là nghe gọi và nhắn tin sẽ biến mất vì không cạnh tranh nổi với những dòng smartphone hiện đại.
Nhưng hiện nay, với việc tin tặc xâm nhập được vào một số máy chủ của Google, Yahoo, và ngay cả iCloud của Apple cũng bị nốt, càng làm dấy lên nỗi lo ngại của đông đảo người dùng về bảo mật thông tin. Các dòng điện thoại thông minh thì càng dễ bị xâm nhập qua việc vô tình cài phải những ứng dụng bất minh hay bị lây nhiễm mã độc.
Theo một số khảo sát của trang web uy tính Career Builder, dù smartphone có những ưu điểm như có một số ứng dụng hỗ trợ công việc rất hay, hoặc xử lý email linh hoạt vẫn không bù lại được việc sụt giảm năng suất làm việc ở công sở. 70% số nhân viên văn phòng ở Mỹ cho biết, hằng ngày họ mất ít nhất là 2 giờ để đọc, gửi tin nhắn, email cá nhân và… vào mạng xã hội. Họ cũng nhìn nhận rằng smartphone làm họ bị phân tâm nên ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc.
Theo một cuộc khảo sát của hãng cung cấp nguồn nhân lực Office Team, những người làm công sở ở Mỹ bỏ ra đến 8 giờ làm việc mỗi tuần để dùng smartphone vào việc riêng như gửi nhận tin nhắn, email, lướt web mua sắm trực tuyến, xem truyền hình thể thao, vào mạng xã hội… Điều này đã gây tổn thất đến 15,5 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ hằng năm vì sụt giảm năng suất lao động.
Không chỉ ở Mỹ, các nước châu Âu cũng lâm vào tình trạng tương tự, các cuộc khảo sát năm 2016 của 2 trường đại học uy tín là Julius Maximilian (Đức) và Nottingham-Trent (Anh) cũng đưa kết luận tương tự: smartphone làm giảm năng suất lao động văn phòng ở các nước này. Một vài nghiên cứu khác cũng cho rằng việc nghiện smartphone sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của người dùng.
Đó cũng là lý do tại sao đến giờ vẫn còn rất nhiều người ưa chuộng dòng điện thoại cơ bản xưa cũ, đặc biệt là kiểu nắp gập (flip phone). Giới công nghệ đã không còn khư khư quan niệm rằng điện thoại cơ bản chỉ dành cho giới người dùng có thu nhập thấp, người không am hiểu công nghệ và những người lớn tuổi. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.
Năm 2016, đã có 510 triệu chiếc điện thoại cơ bản được tiêu thụ trên thị trường thế giới, so với 1,47 tỉ chiếc điện thoại thông minh. Đây là một con số rất đáng kể trong thời buổi mà nhiều người cho rằng điện thoại cơ bản đã hết thời.
Một trong những lý do chính mà nhiều người vẫn yêu chuộng dòng điện thoại cổ điển này là để không quá lệ thuộc và bị cuốn hút vào cái smartphone, họ quá ngán ngẫm việc cứ luôn bị “kết nối mọi lúc mọi nơi”. Họ muốn giao tiếp với người thân và bè bạn theo phong cách truyền thống với những cuộc gặp thân mật và đầy tình cảm của ngày xưa, không muốn phải khó chịu với việc mạnh ai nấy cắm mặt vào cái màn hình cảm ứng. Còn đối với giới doanh nhân thì vấn đề an toàn thông tin liên lạc được đặt lên hàng đầu, họ ưa chuộng điện thoại cơ bản vì nó an toàn hơn rất nhiều so với smartphone.
Lý do nữa là chúng hoạt động bền bỉ, pin lâu sóng mạnh, và lại dễ xài vì thao tác đơn giản. Thêm một ưu điểm khác là yếu tố kinh tế vì giá điện thoại rất rẻ và chi phí thuê bao dễ chịu. Nhà mạng Verizon (Mỹ) có gói cước 24 tháng cực kỳ hấp dẫn: khách hàng được nhận mẫu điện thoại cơ bản Kyocera Cadence với mức cước hằng tháng chỉ có 5 USD.
Không chỉ những người ở độ tuổi trung niên trở lên mới chuộng điện thoại cơ bản, ngay cả giới trẻ am hiểu công nghệ cũng thích chúng. Tổ chức nghiên cứu Forrester Research cho biết có đến 29% người dùng internet ở Mỹ không dùng smartphone, trong số đó 15% là những người trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi và 13% từ 25 đến 34 tuổi. Và điều thú vị nhất ở chỗ chính thế hệ trẻ mới là những người tiên phong trong chuyện quay về dùng điện thoại cơ bản.
Cho đến giờ, vẫn còn nhiều doanh nhân cực kỳ thành đạt, ngôi sao điện ảnh, chính khách nổi tiếng người Mỹ vẫn trung thành với cái “cục gạch”, không hề bị cám dỗ bởi các smartphone hào nhoáng với những tính năng hiện đại.
Nhà đầu tư lão làng Warren Buffett vẫn cứ xài cái Nokia nắp gập cũ kỹ suốt nhiều năm nay, ông thường nói đùa: “Cái điện thoại này là của cụ tổ phát minh ra điện thoại Alexander Graham Bell tặng cho tôi”. Trong một cuộc phỏng vấn của CNBC, Buffett cho biết ông không thích smartphone dù rằng Tim Cook, CEO của Apple, đã nhiều lần thuyết phục ông quay sang dùng iPhone. Cũng cần biết thêm là Quỹ Đầu tư Berkshire Hathaway của Buffett hiện nắm giữ đến 134 triệu cổ phiếu trị giá 23 tỉ USD của Apple.
Ngoài Warren Buffett ra còn có Stephen Schwarzman, CEO của Quỹ đầu tư khổng lồ Blackstone Group thường xuyên dùng cái nắp gập “thời cổ đại” Nokia 6350 ra lò năm 2009. Một số ông chủ các đội bóng bầu dục nổi tiếng như Jerry Jones, chủ đội Dallas Cowboys (có tài sản trị giá 3 tỉ USD) và Jimmy Haslam chủ đội Cleveland Browns (tài sản trị giá 3,7 tỉ USD) vẫn trung thành với mấy cái di động nắp gập cũ kỹ.
Một số diễn viên điện ảnh ngôi sao, nghệ sĩ hàng đầu ở Mỹ cũng dùng các dòng điện thoại cơ bản loại nắp gập đã nhiều năm nay. Có thể kể ra một số tên tuổi lẫy lừng như Scarlett Johansson, Hillary Swank, Cameron Diaz, Kate Beckinsale, Keanu Reeves, Chris Pine, Daniel Day-Lewis, Adam Sandler. Các nữ danh ca Rihanna, Beyoncé và nhạc sĩ Bono cũng rất yêu thích dòng nắp gập.
Trong giới báo chí thì có Tổng biên tập tạp chí thời trang Vogue là bà Anna Wintour cũng xài một cái nắp gập không rõ của nhà sản xuất nào, dù bà cũng có một chiếc iPhone nhưng ít khi dùng đến.
Những vận động viên thể thao nổi tiếng cũng có nhiều người cho đến giờ vẫn dùng điện thoại nắp gập. Trong số các điện thoại mà ngôi sao bóng đá David Beckham thường xài, có một cái “vỏ sò” Motorola Rarz. Trong giới cầu thủ bóng bầu dục Mỹ thì có các ngôi sao Andrew Luck (đội Indianapolis Colts), Tom Brady (đội New England Patriots) và Michael Thomas (đội New Orleans Saints).
Những chính khách có nhiều ảnh hưởng như Thị trưởng thành phố New York Bill De Blaso thì xài một cái Samsung nắp gập, mà theo mô tả của báo chí là cũ mèm và đầy vết trầy xước. Một người khác là thượng nghị sĩ Chuck Schumer thì sở hữu rất nhiều điện thoại nắp gập của LG, ông cho biết xài thế thì đỡ phải nghiện sử dụng email. Ông rất ghét cái cảnh trong cuộc họp mà người dự cứ cắm mặt vào cái iPhone.
Với tình cảm vẫn còn rất nồng nàn của người dùng khắp thế giới dành cho loại điện thoại cơ bản, các hãng sản xuất nổi tiếng vẫn tiếp tục sản xuất những dòng này để đáp ứng nhu cầu. Theo điều tra của Opera Mediaworks và MMA, dù xu hướng sử dụng smartphone ngày càng tăng, nhưng vẫn có đến 50% số người dùng ở các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Indonesia và Việt Nam vẫn dùng điện thoại cơ bản, nhưng kiểu nắp gập thì ít được ưa chuộng như ở các nước khác.
Ở Mỹ, các nhà mạng lớn vẫn đặt sản xuất riêng cho họ các dòng nắp gập cơ bản như AT&T với mẫu Cingular FlipTM 2 (60 USD/chiếc), T-Mobile với Alcatel Go Flip (80 USD/chiếc), Verizon với các mẫu Kyocera Cadence và LG Exalt với gói đăng ký dùng 24 tháng rất rẻ, mỗi tháng chỉ đóng có 5 đến 6 USD.
Năm rồi, hãng Motorola phối hợp cùng hãng sản xuất Anh Binatone để cho ra dòng Binatone Blade với thiết kế mang nhiều nét đặc trưng của “lưỡi dao lam” Rarz ngày nào. Blade có giá khá rẻ, chỉ 66 USD/chiếc, so với cái giá trên trời 600 USD của Rarz khi ra mắt thời xưa.
Còn đối với những ai muốn đơn giản tối đa thì đã có dòng Light Phone. Đây là sản phẩm của công ty khởi nghiệp New Lab (Mỹ). Nó chỉ có 2 chức năng nghe gọi và gửi nhận tin nhắn, không wifi, và dĩ nhiên là không có kết nối mạng xã hội. Nhờ Light Phone có kích thước nhỏ gọn, mỏng nhẹ như tấm danh thiếp nên rất dễ mang theo người, nhét vào túi nào cũng được.
Song song đó, nhằm chiều lòng những khách hàng yêu chuộng kiểu dáng nắp gập cổ điển nhưng lại thích những chức năng phong phú của smartphone, các hãng sản xuất điện thoại lớn đã tung ra những dòng điện thoại nắp gập đời mới. Đây là sự kết hợp giữa kiểu dáng cổ điển và tính năng hiện đại: có màn hình cảm ứng và chạy hệ điều hành Android. Samsung đã đưa ra thị trường từ năm 2013 dòng Galaxy Folder và W2019, LG thì có LG Wine và Sharp với Aqos SH-N01.
Dù đã xuất hiện cách đây vài thập niên, không có các tính năng hiện đại và kiểu dáng bắt mắt như smartphone, dòng điện thoại cơ bản - nhất là loại nắp gập - vẫn còn được nhiều người ưa chuộng, và có lẽ còn lâu chúng mới đi vào quên lãng như một số phát minh công nghệ khác.
Nhưng hiện nay, với việc tin tặc xâm nhập được vào một số máy chủ của Google, Yahoo, và ngay cả iCloud của Apple cũng bị nốt, càng làm dấy lên nỗi lo ngại của đông đảo người dùng về bảo mật thông tin. Các dòng điện thoại thông minh thì càng dễ bị xâm nhập qua việc vô tình cài phải những ứng dụng bất minh hay bị lây nhiễm mã độc.
Theo một số khảo sát của trang web uy tính Career Builder, dù smartphone có những ưu điểm như có một số ứng dụng hỗ trợ công việc rất hay, hoặc xử lý email linh hoạt vẫn không bù lại được việc sụt giảm năng suất làm việc ở công sở. 70% số nhân viên văn phòng ở Mỹ cho biết, hằng ngày họ mất ít nhất là 2 giờ để đọc, gửi tin nhắn, email cá nhân và… vào mạng xã hội. Họ cũng nhìn nhận rằng smartphone làm họ bị phân tâm nên ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc.
Theo một cuộc khảo sát của hãng cung cấp nguồn nhân lực Office Team, những người làm công sở ở Mỹ bỏ ra đến 8 giờ làm việc mỗi tuần để dùng smartphone vào việc riêng như gửi nhận tin nhắn, email, lướt web mua sắm trực tuyến, xem truyền hình thể thao, vào mạng xã hội… Điều này đã gây tổn thất đến 15,5 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ hằng năm vì sụt giảm năng suất lao động.
Không chỉ ở Mỹ, các nước châu Âu cũng lâm vào tình trạng tương tự, các cuộc khảo sát năm 2016 của 2 trường đại học uy tín là Julius Maximilian (Đức) và Nottingham-Trent (Anh) cũng đưa kết luận tương tự: smartphone làm giảm năng suất lao động văn phòng ở các nước này. Một vài nghiên cứu khác cũng cho rằng việc nghiện smartphone sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của người dùng.
Đó cũng là lý do tại sao đến giờ vẫn còn rất nhiều người ưa chuộng dòng điện thoại cơ bản xưa cũ, đặc biệt là kiểu nắp gập (flip phone). Giới công nghệ đã không còn khư khư quan niệm rằng điện thoại cơ bản chỉ dành cho giới người dùng có thu nhập thấp, người không am hiểu công nghệ và những người lớn tuổi. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.
Năm 2016, đã có 510 triệu chiếc điện thoại cơ bản được tiêu thụ trên thị trường thế giới, so với 1,47 tỉ chiếc điện thoại thông minh. Đây là một con số rất đáng kể trong thời buổi mà nhiều người cho rằng điện thoại cơ bản đã hết thời.
Một trong những lý do chính mà nhiều người vẫn yêu chuộng dòng điện thoại cổ điển này là để không quá lệ thuộc và bị cuốn hút vào cái smartphone, họ quá ngán ngẫm việc cứ luôn bị “kết nối mọi lúc mọi nơi”. Họ muốn giao tiếp với người thân và bè bạn theo phong cách truyền thống với những cuộc gặp thân mật và đầy tình cảm của ngày xưa, không muốn phải khó chịu với việc mạnh ai nấy cắm mặt vào cái màn hình cảm ứng. Còn đối với giới doanh nhân thì vấn đề an toàn thông tin liên lạc được đặt lên hàng đầu, họ ưa chuộng điện thoại cơ bản vì nó an toàn hơn rất nhiều so với smartphone.
Lý do nữa là chúng hoạt động bền bỉ, pin lâu sóng mạnh, và lại dễ xài vì thao tác đơn giản. Thêm một ưu điểm khác là yếu tố kinh tế vì giá điện thoại rất rẻ và chi phí thuê bao dễ chịu. Nhà mạng Verizon (Mỹ) có gói cước 24 tháng cực kỳ hấp dẫn: khách hàng được nhận mẫu điện thoại cơ bản Kyocera Cadence với mức cước hằng tháng chỉ có 5 USD.
Không chỉ những người ở độ tuổi trung niên trở lên mới chuộng điện thoại cơ bản, ngay cả giới trẻ am hiểu công nghệ cũng thích chúng. Tổ chức nghiên cứu Forrester Research cho biết có đến 29% người dùng internet ở Mỹ không dùng smartphone, trong số đó 15% là những người trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi và 13% từ 25 đến 34 tuổi. Và điều thú vị nhất ở chỗ chính thế hệ trẻ mới là những người tiên phong trong chuyện quay về dùng điện thoại cơ bản.
Cho đến giờ, vẫn còn nhiều doanh nhân cực kỳ thành đạt, ngôi sao điện ảnh, chính khách nổi tiếng người Mỹ vẫn trung thành với cái “cục gạch”, không hề bị cám dỗ bởi các smartphone hào nhoáng với những tính năng hiện đại.
Nhà đầu tư lão làng Warren Buffett vẫn cứ xài cái Nokia nắp gập cũ kỹ suốt nhiều năm nay, ông thường nói đùa: “Cái điện thoại này là của cụ tổ phát minh ra điện thoại Alexander Graham Bell tặng cho tôi”. Trong một cuộc phỏng vấn của CNBC, Buffett cho biết ông không thích smartphone dù rằng Tim Cook, CEO của Apple, đã nhiều lần thuyết phục ông quay sang dùng iPhone. Cũng cần biết thêm là Quỹ Đầu tư Berkshire Hathaway của Buffett hiện nắm giữ đến 134 triệu cổ phiếu trị giá 23 tỉ USD của Apple.
Ngoài Warren Buffett ra còn có Stephen Schwarzman, CEO của Quỹ đầu tư khổng lồ Blackstone Group thường xuyên dùng cái nắp gập “thời cổ đại” Nokia 6350 ra lò năm 2009. Một số ông chủ các đội bóng bầu dục nổi tiếng như Jerry Jones, chủ đội Dallas Cowboys (có tài sản trị giá 3 tỉ USD) và Jimmy Haslam chủ đội Cleveland Browns (tài sản trị giá 3,7 tỉ USD) vẫn trung thành với mấy cái di động nắp gập cũ kỹ.
Một số diễn viên điện ảnh ngôi sao, nghệ sĩ hàng đầu ở Mỹ cũng dùng các dòng điện thoại cơ bản loại nắp gập đã nhiều năm nay. Có thể kể ra một số tên tuổi lẫy lừng như Scarlett Johansson, Hillary Swank, Cameron Diaz, Kate Beckinsale, Keanu Reeves, Chris Pine, Daniel Day-Lewis, Adam Sandler. Các nữ danh ca Rihanna, Beyoncé và nhạc sĩ Bono cũng rất yêu thích dòng nắp gập.
Trong giới báo chí thì có Tổng biên tập tạp chí thời trang Vogue là bà Anna Wintour cũng xài một cái nắp gập không rõ của nhà sản xuất nào, dù bà cũng có một chiếc iPhone nhưng ít khi dùng đến.
Những vận động viên thể thao nổi tiếng cũng có nhiều người cho đến giờ vẫn dùng điện thoại nắp gập. Trong số các điện thoại mà ngôi sao bóng đá David Beckham thường xài, có một cái “vỏ sò” Motorola Rarz. Trong giới cầu thủ bóng bầu dục Mỹ thì có các ngôi sao Andrew Luck (đội Indianapolis Colts), Tom Brady (đội New England Patriots) và Michael Thomas (đội New Orleans Saints).
Những chính khách có nhiều ảnh hưởng như Thị trưởng thành phố New York Bill De Blaso thì xài một cái Samsung nắp gập, mà theo mô tả của báo chí là cũ mèm và đầy vết trầy xước. Một người khác là thượng nghị sĩ Chuck Schumer thì sở hữu rất nhiều điện thoại nắp gập của LG, ông cho biết xài thế thì đỡ phải nghiện sử dụng email. Ông rất ghét cái cảnh trong cuộc họp mà người dự cứ cắm mặt vào cái iPhone.
Với tình cảm vẫn còn rất nồng nàn của người dùng khắp thế giới dành cho loại điện thoại cơ bản, các hãng sản xuất nổi tiếng vẫn tiếp tục sản xuất những dòng này để đáp ứng nhu cầu. Theo điều tra của Opera Mediaworks và MMA, dù xu hướng sử dụng smartphone ngày càng tăng, nhưng vẫn có đến 50% số người dùng ở các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Indonesia và Việt Nam vẫn dùng điện thoại cơ bản, nhưng kiểu nắp gập thì ít được ưa chuộng như ở các nước khác.
Ở Mỹ, các nhà mạng lớn vẫn đặt sản xuất riêng cho họ các dòng nắp gập cơ bản như AT&T với mẫu Cingular FlipTM 2 (60 USD/chiếc), T-Mobile với Alcatel Go Flip (80 USD/chiếc), Verizon với các mẫu Kyocera Cadence và LG Exalt với gói đăng ký dùng 24 tháng rất rẻ, mỗi tháng chỉ đóng có 5 đến 6 USD.
Năm rồi, hãng Motorola phối hợp cùng hãng sản xuất Anh Binatone để cho ra dòng Binatone Blade với thiết kế mang nhiều nét đặc trưng của “lưỡi dao lam” Rarz ngày nào. Blade có giá khá rẻ, chỉ 66 USD/chiếc, so với cái giá trên trời 600 USD của Rarz khi ra mắt thời xưa.
Còn đối với những ai muốn đơn giản tối đa thì đã có dòng Light Phone. Đây là sản phẩm của công ty khởi nghiệp New Lab (Mỹ). Nó chỉ có 2 chức năng nghe gọi và gửi nhận tin nhắn, không wifi, và dĩ nhiên là không có kết nối mạng xã hội. Nhờ Light Phone có kích thước nhỏ gọn, mỏng nhẹ như tấm danh thiếp nên rất dễ mang theo người, nhét vào túi nào cũng được.
Song song đó, nhằm chiều lòng những khách hàng yêu chuộng kiểu dáng nắp gập cổ điển nhưng lại thích những chức năng phong phú của smartphone, các hãng sản xuất điện thoại lớn đã tung ra những dòng điện thoại nắp gập đời mới. Đây là sự kết hợp giữa kiểu dáng cổ điển và tính năng hiện đại: có màn hình cảm ứng và chạy hệ điều hành Android. Samsung đã đưa ra thị trường từ năm 2013 dòng Galaxy Folder và W2019, LG thì có LG Wine và Sharp với Aqos SH-N01.
Dù đã xuất hiện cách đây vài thập niên, không có các tính năng hiện đại và kiểu dáng bắt mắt như smartphone, dòng điện thoại cơ bản - nhất là loại nắp gập - vẫn còn được nhiều người ưa chuộng, và có lẽ còn lâu chúng mới đi vào quên lãng như một số phát minh công nghệ khác.