ĐÔI ĐIỀU NHẬN ĐỊNH RA SAU VÀI NĂM ĐI LÀM…
Điều 1: Gạt bỏ mỏng manh và yếu ớt, hãy học cách mạnh mẽ và kiên cường!
Chuyện của mình: Bản chất con người là luôn muốn được mọi người yêu quý và chấp nhận. Do vậy, mình thường lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình. Sợ người khác nhìn nhận không đúng những nỗ lực của bản thân. Mình đã từng là người chỉ vì một ánh mắt lạnh nhạt của sếp, một câu nói vô tình của đồng nghiệp làm buồn rầu cả tuần không hết. Kinh khủng hơn là tự dằn vặt và nghĩ bản thân thật thiếu sót.
Chuyện của người ta: Một cô bạn của mình có thói quen hay phóng đại sự đau khổ của cô ấy với mọi người xung quanh. Cô ấy sẵn sàng nhắn tin nghỉ việc chỉ vì sếp mắng, sẵn sàng buông bỏ cả công việc vì chia tay người yêu…”Không còn tình yêu thì tôi mất tất cả!”
Một khi bạn để suy nghĩ, lời nói, cuộc sống của người khác lên trên bản thân bạn đó là lúc những thứ ấy trở thành gánh nặng của bạn và việc bạn trở nên phụ thuộc và yếu đuối sẽ trở thành thói quen.
Bill Gates từng nói: “Trước khi bạn thành công, hãy thôi quan tâm đến lòng tự trọng của bạn.” Đây là cách giải thích tốt nhất về vấn đề kiểm soát cảm xúc của bạn.
Chỉ đến mình từ bỏ việc nghĩ quá nhiều về ý kiến và suy nghĩ của người khác, bạn sẽ tìm thấy con người thật của mình.
Với những người có kiểm soát cảm xúc không tốt sẽ phóng đại những đau khổ mà họ gặp phải, còn những người kiểm soát cảm xúc tốt sẽ chọn quên chúng và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh.
Đến giờ khi mình tự tin hơn, cảm thấy cuộc sống bản thân đang tốt dần lên và tự nhận là mình không quá mạnh mẽ nhưng lại kiên cường trước những sóng gió bên ngoài, không vì thế mà dễ dàng từ bỏ ước mơ. Một số người quá nhạy cảm trông có vẻ khôn ngoan, nhưng thực tế họ chưa đủ hiểu biết về cuộc sống, chỉ một chút xáo trộn từ thế giới bên ngoài cũng có thể khiến họ rối tung lên và lúng túng trong cách xử lý.
Cho đến khi bạn bỏ qua cảm xúc tức thời của bản thân để an yên trong cách suy nghĩ thì lúc này bạn sẽ dễ dàng chống lại tác động của thế giới bên ngoài. Đó là màng bảo vệ chúng ta trước bão tố cuộc đời.
Điều 2: Kết quả trong công việc = Nhiệt Huyết + Tư Duy + Năng Lực + Chân Thành
Đi làm rồi mới thấy bạn không còn bị gò ép giữa con chữ và điểm số như khi đi học nữa, bạn cũng không phải “bỏ tiền” ra để đi học mà là bạn “nhận tiền” để được học.
Kết quả của mỗi người khi đi làm đều tạo nên từ 4 yếu yếu tố kia, chỉ khác nhau là yếu tố này nhiều hay yếu tố kia ít.
Một chút Nhiệt huyết để tăng động lực để chịu lắng nghe, học hỏi và cày mỗi đêm
Một chút tư duy để tạo nên khác biệt và thành công riêng cho bản thân trong công việc
Một chút Năng lực được tôi luyện qua nhiều yếu tố để tạo nên điểm mạnh cá nhân
Một chút Chân thành để chia sẻ, yêu thương và ở lại đồng hành cùng doanh nghiệp.
Mỗi thứ một chút nhưng phải dành một khoảng thời gian rất dài để vun đắp. Đi làm không có người gò ép đốc thúc, người khác cũng chỉ nhìn kết quả bạn đạt được để đánh giá, còn quá trình tính sau. Bản thân bạn muốn phát triển thì chỉ có bạn mới giúp bạn được!
Điều 3: Khả năng trì hoãn sự hài lòng
Một anh đồng nghiệp của mình hay phàn nàn về công việc của anh ấy không như ý muốn. Rõ ràng là anh ta có rất nhiều việc đang cần làm cho xong, nhưng anh ấy lại không muốn làm.
Ví dụ, anh ấy lên kế hoạch giảm cân và hạ quyết tâm làm điều đó. Nhưng anh ấy nhanh chóng tuyên bố đầu hàng ngay khi một người bạn rủ đi ăn ngon. Anh ấy lên kế hoạch sẽ đọc 1 cuốn sách mỗi tháng, nhưng vừa độc vài trang anh ấy đã bị thu hút bởi thói quen lượt fb và bỏ quên cuốn sách đang dang dở.
Cẩn thận trước những “viên kẹo bông gòn” làm chúng ta có được sự hài lòng ngay lập tức mà bỏ quên đi những tác động về mặt lâu dài.
Sự lười biếng mà bạn đã lạm dụng ngày hôm nay sẽ là cú tát thẳng mặt bạn sau này. Mình nhận ra khi không có sự quyết tâm rõ ràng và cuốn theo những thói quen trì hoãn đó làm cho bản thân không khá lên được.
Zweig đã từng nói: Khi bạn còn quá trẻ, bạn không hề biết rằng tất cả những món quà mà số phận trao cho mỗi người đã được định giá bí mật. Thật vậy, không có gì trên đời là miễn phí cả. Vậy nên, muốn có được thứ mình muốn thì phải trả giá bằng mồ hôi, công sức thậm chí là máu và nước mắt.
Trì hoãn sự hài lòng nghĩa là quyết định từ bỏ sự hài lòng trước mắt, nỗ lực hơn nữa để giành được thứ có giá trị hơn và tôi luyện khả năng tự kiểm soát bản thân trong khi chờ đợi.
Điều 4: Tập vị tha hơn cho người khác và bản thân!
Kazuo Inamori từng nói: “Cái gọi là “lòng vị tha” có nghĩa là suy nghĩ và giải quyết vấn đề từ quan điểm của đối phương.
Ở yếu tố Chân thành của điều 2 mình có nói nó có bao gồm sự vị tha trong đó, Người có tính vị tha cao hơn coi trọng lợi ích lâu dài, sẵn sàng giúp đỡ và cung cấp giá trị cho người khác. Chỉ cần nghĩ rằng vị tha và cho đi nhưng điều tốt đẹp thì những người mang ơn bạn cuối cùng sẽ trả lại cho bạn nhiều hơn của cải ban đầu bạn giúp họ.
Cuộc sống chúng ta ngày nay thường bị trói buộc bởi những ham muốn vật chất, nhiều người nghĩ rằng họ càng cố nắm thật nhiều thứ trong cuộc sống, thì bản thân sẽ càng thành công và hạnh phúc. Thật sự có phải vậy không?
Đôi lúc có những người xung quanh hành xử quá đáng với bạn, tập bỏ qua và tha thứ cho họ vì đã cố tình làm điều sai với mình. Không hẳn chỉ để người đó nhẹ lòng mà là để tâm bản thân bình lặng hơn mà thôi.
Điều 5: Biết thế nào là đủ và bớt ôm đồm mọi thứ.
Khi mình làm leader và có nhân sự riêng mới cảm thấy được nổi khổ của sếp mình lúc trước. Áp lực ngày càng áp lực. Bản thân thì bị tính ôm đồm nhiều thứ, cộng với bản tình cầu toàn nhìn đâu cũng thấy không ưng. Chính vì vậy cứ nghĩ có nhân sự nhẹ gánh hơn nhưng lại thêm nhiều việc hơn.
Mình bắt đầu suy nghĩ thoáng hơn, cứ để nhân sự “bơi” trong khuôn phép và đừng làm những việc quản lý quá chặt chẽ, vừa nhọc lòng cho bản thân vừa mệt cho các bạn ấy.
Đừng để người khác làm việc vì bạn.
Mà giúp họ phải làm việc vì họ.
Thì họ sẽ làm 100%.
Nếu bạn muốn thỏa mãn nhu cầu của riêng mình, cố ôm lấy quá nhiều thứ bạn thực sự muốn, rồi bạn cũng sẽ rất mệt mỏi và kiệt sức. Bản thân mình dần tập bỏ bớt những thứ bạn không thực sự cần hoặc những thứ không đáng và làm những việc thực sự quan trọng đối với bản thân.
Một khi bạn tập thay đổi tư duy và nhìn nhận vấn đề của bạn theo từng khía cạnh khác nhau, hình thành vững vàng cách suy nghĩ đúng đắn sẽ không bị lãng phí thời cơ hoặc vụt mất cơ hội thành công!
P/s: Bài viết này sẽ phù hợp nhất cho những bạn kinh nghiệm <5 năm năm đi làm. Hy vọng bạn và tôi có thể trở thành những người như mình mong muốn.
Nguồn: ST
Điều 1: Gạt bỏ mỏng manh và yếu ớt, hãy học cách mạnh mẽ và kiên cường!
Chuyện của mình: Bản chất con người là luôn muốn được mọi người yêu quý và chấp nhận. Do vậy, mình thường lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình. Sợ người khác nhìn nhận không đúng những nỗ lực của bản thân. Mình đã từng là người chỉ vì một ánh mắt lạnh nhạt của sếp, một câu nói vô tình của đồng nghiệp làm buồn rầu cả tuần không hết. Kinh khủng hơn là tự dằn vặt và nghĩ bản thân thật thiếu sót.
Chuyện của người ta: Một cô bạn của mình có thói quen hay phóng đại sự đau khổ của cô ấy với mọi người xung quanh. Cô ấy sẵn sàng nhắn tin nghỉ việc chỉ vì sếp mắng, sẵn sàng buông bỏ cả công việc vì chia tay người yêu…”Không còn tình yêu thì tôi mất tất cả!”
Một khi bạn để suy nghĩ, lời nói, cuộc sống của người khác lên trên bản thân bạn đó là lúc những thứ ấy trở thành gánh nặng của bạn và việc bạn trở nên phụ thuộc và yếu đuối sẽ trở thành thói quen.
Bill Gates từng nói: “Trước khi bạn thành công, hãy thôi quan tâm đến lòng tự trọng của bạn.” Đây là cách giải thích tốt nhất về vấn đề kiểm soát cảm xúc của bạn.
Chỉ đến mình từ bỏ việc nghĩ quá nhiều về ý kiến và suy nghĩ của người khác, bạn sẽ tìm thấy con người thật của mình.
Với những người có kiểm soát cảm xúc không tốt sẽ phóng đại những đau khổ mà họ gặp phải, còn những người kiểm soát cảm xúc tốt sẽ chọn quên chúng và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh.
Đến giờ khi mình tự tin hơn, cảm thấy cuộc sống bản thân đang tốt dần lên và tự nhận là mình không quá mạnh mẽ nhưng lại kiên cường trước những sóng gió bên ngoài, không vì thế mà dễ dàng từ bỏ ước mơ. Một số người quá nhạy cảm trông có vẻ khôn ngoan, nhưng thực tế họ chưa đủ hiểu biết về cuộc sống, chỉ một chút xáo trộn từ thế giới bên ngoài cũng có thể khiến họ rối tung lên và lúng túng trong cách xử lý.
Cho đến khi bạn bỏ qua cảm xúc tức thời của bản thân để an yên trong cách suy nghĩ thì lúc này bạn sẽ dễ dàng chống lại tác động của thế giới bên ngoài. Đó là màng bảo vệ chúng ta trước bão tố cuộc đời.
Điều 2: Kết quả trong công việc = Nhiệt Huyết + Tư Duy + Năng Lực + Chân Thành
Đi làm rồi mới thấy bạn không còn bị gò ép giữa con chữ và điểm số như khi đi học nữa, bạn cũng không phải “bỏ tiền” ra để đi học mà là bạn “nhận tiền” để được học.
Kết quả của mỗi người khi đi làm đều tạo nên từ 4 yếu yếu tố kia, chỉ khác nhau là yếu tố này nhiều hay yếu tố kia ít.
Một chút Nhiệt huyết để tăng động lực để chịu lắng nghe, học hỏi và cày mỗi đêm
Một chút tư duy để tạo nên khác biệt và thành công riêng cho bản thân trong công việc
Một chút Năng lực được tôi luyện qua nhiều yếu tố để tạo nên điểm mạnh cá nhân
Một chút Chân thành để chia sẻ, yêu thương và ở lại đồng hành cùng doanh nghiệp.
Mỗi thứ một chút nhưng phải dành một khoảng thời gian rất dài để vun đắp. Đi làm không có người gò ép đốc thúc, người khác cũng chỉ nhìn kết quả bạn đạt được để đánh giá, còn quá trình tính sau. Bản thân bạn muốn phát triển thì chỉ có bạn mới giúp bạn được!
Điều 3: Khả năng trì hoãn sự hài lòng
Một anh đồng nghiệp của mình hay phàn nàn về công việc của anh ấy không như ý muốn. Rõ ràng là anh ta có rất nhiều việc đang cần làm cho xong, nhưng anh ấy lại không muốn làm.
Ví dụ, anh ấy lên kế hoạch giảm cân và hạ quyết tâm làm điều đó. Nhưng anh ấy nhanh chóng tuyên bố đầu hàng ngay khi một người bạn rủ đi ăn ngon. Anh ấy lên kế hoạch sẽ đọc 1 cuốn sách mỗi tháng, nhưng vừa độc vài trang anh ấy đã bị thu hút bởi thói quen lượt fb và bỏ quên cuốn sách đang dang dở.
Cẩn thận trước những “viên kẹo bông gòn” làm chúng ta có được sự hài lòng ngay lập tức mà bỏ quên đi những tác động về mặt lâu dài.
Sự lười biếng mà bạn đã lạm dụng ngày hôm nay sẽ là cú tát thẳng mặt bạn sau này. Mình nhận ra khi không có sự quyết tâm rõ ràng và cuốn theo những thói quen trì hoãn đó làm cho bản thân không khá lên được.
Zweig đã từng nói: Khi bạn còn quá trẻ, bạn không hề biết rằng tất cả những món quà mà số phận trao cho mỗi người đã được định giá bí mật. Thật vậy, không có gì trên đời là miễn phí cả. Vậy nên, muốn có được thứ mình muốn thì phải trả giá bằng mồ hôi, công sức thậm chí là máu và nước mắt.
Trì hoãn sự hài lòng nghĩa là quyết định từ bỏ sự hài lòng trước mắt, nỗ lực hơn nữa để giành được thứ có giá trị hơn và tôi luyện khả năng tự kiểm soát bản thân trong khi chờ đợi.
Điều 4: Tập vị tha hơn cho người khác và bản thân!
Kazuo Inamori từng nói: “Cái gọi là “lòng vị tha” có nghĩa là suy nghĩ và giải quyết vấn đề từ quan điểm của đối phương.
Ở yếu tố Chân thành của điều 2 mình có nói nó có bao gồm sự vị tha trong đó, Người có tính vị tha cao hơn coi trọng lợi ích lâu dài, sẵn sàng giúp đỡ và cung cấp giá trị cho người khác. Chỉ cần nghĩ rằng vị tha và cho đi nhưng điều tốt đẹp thì những người mang ơn bạn cuối cùng sẽ trả lại cho bạn nhiều hơn của cải ban đầu bạn giúp họ.
Cuộc sống chúng ta ngày nay thường bị trói buộc bởi những ham muốn vật chất, nhiều người nghĩ rằng họ càng cố nắm thật nhiều thứ trong cuộc sống, thì bản thân sẽ càng thành công và hạnh phúc. Thật sự có phải vậy không?
Đôi lúc có những người xung quanh hành xử quá đáng với bạn, tập bỏ qua và tha thứ cho họ vì đã cố tình làm điều sai với mình. Không hẳn chỉ để người đó nhẹ lòng mà là để tâm bản thân bình lặng hơn mà thôi.
Điều 5: Biết thế nào là đủ và bớt ôm đồm mọi thứ.
Khi mình làm leader và có nhân sự riêng mới cảm thấy được nổi khổ của sếp mình lúc trước. Áp lực ngày càng áp lực. Bản thân thì bị tính ôm đồm nhiều thứ, cộng với bản tình cầu toàn nhìn đâu cũng thấy không ưng. Chính vì vậy cứ nghĩ có nhân sự nhẹ gánh hơn nhưng lại thêm nhiều việc hơn.
Mình bắt đầu suy nghĩ thoáng hơn, cứ để nhân sự “bơi” trong khuôn phép và đừng làm những việc quản lý quá chặt chẽ, vừa nhọc lòng cho bản thân vừa mệt cho các bạn ấy.
Đừng để người khác làm việc vì bạn.
Mà giúp họ phải làm việc vì họ.
Thì họ sẽ làm 100%.
Nếu bạn muốn thỏa mãn nhu cầu của riêng mình, cố ôm lấy quá nhiều thứ bạn thực sự muốn, rồi bạn cũng sẽ rất mệt mỏi và kiệt sức. Bản thân mình dần tập bỏ bớt những thứ bạn không thực sự cần hoặc những thứ không đáng và làm những việc thực sự quan trọng đối với bản thân.
Một khi bạn tập thay đổi tư duy và nhìn nhận vấn đề của bạn theo từng khía cạnh khác nhau, hình thành vững vàng cách suy nghĩ đúng đắn sẽ không bị lãng phí thời cơ hoặc vụt mất cơ hội thành công!
P/s: Bài viết này sẽ phù hợp nhất cho những bạn kinh nghiệm <5 năm năm đi làm. Hy vọng bạn và tôi có thể trở thành những người như mình mong muốn.
Nguồn: ST