Lễ đính hôn và đám cưới, điểm chung của cả hai là đều có nhẫn, được đôi uyên ương trao cho nhau.
Nhưng đến đây mới khó này: Theo bạn, đeo nhẫn cưới trên tay trái hay tay phải mới đúng? Đừng vội chọn nhé. Thực ra, có những quốc gia đeo nhẫn cưới bên tay phải, lại có đất nước đeo bên trái. Và mỗi kiểu lại gắn với văn hóa và lịch sử hết sức lâu đời và riêng biệt.
Về nguồn gốc của việc đeo nhẫn, nó bắt nguồn từ thời La Mã và Ai Cập cổ xưa. Theo đó, người xưa tin rằng ngón đeo nhẫn (ngón áp út) có chứa dây thần kinh nối với trái tim. Thậm chí người La Mã còn có tên gọi đặc biệt dành cho nó là "ven tình yêu" (lat. vena amoris). Khi đeo nhẫn lên ngón này, nghĩa là trái tim đã có chủ.
Có rất nhiều quốc gia với truyền thống đeo nhẫn cưới trên tay phải. Người La Mã cổ xưa là được cho là những người đầu tiên tạo ra tục lệ này, bởi quan niệm tay trái tượng trưng cho sự thiếu chân thành và không hạnh phúc.
Trong thời gian rất dài, người Ấn Độ cũng có truyền thống chỉ đeo nhẫn trên tay phải, bởi tay trái với họ là thứ "không tinh khiết". Tuy nhiên ngày nay, quy định này cũng không còn quá khắt khe nữa. Cô dâu chú rể có thể đeo nhẫn cưới ở tay nào cũng được, miễn là họ thích.
Châu Âu cũng có nhiều quốc gia đeo nhẫn tay phải, như Na Uy, Đan Mạch, Áo, Ba Lan, Bulgaria, Nga, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ... Duy có Đức và Hà Lan thì đôi chút khác biệt. Các cặp đôi sẽ đeo nhẫn đính hôn lên tay trái, trong khi nhẫn cưới là tay phải. Đây là các dấu hiệu khá quan trọng đối với văn hóa xã hội của những quốc gia này.
Việc đeo nhẫn cưới bên tay trái thực chất là một truyền thống không quá lâu đời. Nó xuất hiện ở khoảng đầu thế kỷ 18, nhưng ít phổ biến hơn nhiều.
Trong một văn bản lịch sử vào năm 1869 trên tạp chí Journal of Popular Literature, Science, and Art, một số quốc gia đã đổi tay đeo nhẫn từ phải (tay thuận) sang trái (tay không thuận). Đó là dấu hiệu tôn trọng của người phụ nữ dành cho chồng, bởi thời điểm ấy đàn ông thường không đeo nhẫn cưới.
Một số quốc gia như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, và Brazil thì đeo nhẫn bên tay phải trước lễ cưới, rồi chuyển sang đeo bên trái sau đó.
Trên thực tế, cũng có khá nhiều quốc gia chọn đeo nhẫn bên trái, chủ yếu nằm ở châu Á. Ngoài ra còn có Úc, Canada, Botswana, Ai Cập, Ireland, New Zealand, Nam Phi, Anh, Mỹ, Pháp, Ý... nữa.
Nhưng đến đây mới khó này: Theo bạn, đeo nhẫn cưới trên tay trái hay tay phải mới đúng? Đừng vội chọn nhé. Thực ra, có những quốc gia đeo nhẫn cưới bên tay phải, lại có đất nước đeo bên trái. Và mỗi kiểu lại gắn với văn hóa và lịch sử hết sức lâu đời và riêng biệt.
Về nguồn gốc của việc đeo nhẫn, nó bắt nguồn từ thời La Mã và Ai Cập cổ xưa. Theo đó, người xưa tin rằng ngón đeo nhẫn (ngón áp út) có chứa dây thần kinh nối với trái tim. Thậm chí người La Mã còn có tên gọi đặc biệt dành cho nó là "ven tình yêu" (lat. vena amoris). Khi đeo nhẫn lên ngón này, nghĩa là trái tim đã có chủ.
Có rất nhiều quốc gia với truyền thống đeo nhẫn cưới trên tay phải. Người La Mã cổ xưa là được cho là những người đầu tiên tạo ra tục lệ này, bởi quan niệm tay trái tượng trưng cho sự thiếu chân thành và không hạnh phúc.
Trong thời gian rất dài, người Ấn Độ cũng có truyền thống chỉ đeo nhẫn trên tay phải, bởi tay trái với họ là thứ "không tinh khiết". Tuy nhiên ngày nay, quy định này cũng không còn quá khắt khe nữa. Cô dâu chú rể có thể đeo nhẫn cưới ở tay nào cũng được, miễn là họ thích.
Châu Âu cũng có nhiều quốc gia đeo nhẫn tay phải, như Na Uy, Đan Mạch, Áo, Ba Lan, Bulgaria, Nga, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ... Duy có Đức và Hà Lan thì đôi chút khác biệt. Các cặp đôi sẽ đeo nhẫn đính hôn lên tay trái, trong khi nhẫn cưới là tay phải. Đây là các dấu hiệu khá quan trọng đối với văn hóa xã hội của những quốc gia này.
Việc đeo nhẫn cưới bên tay trái thực chất là một truyền thống không quá lâu đời. Nó xuất hiện ở khoảng đầu thế kỷ 18, nhưng ít phổ biến hơn nhiều.
Trong một văn bản lịch sử vào năm 1869 trên tạp chí Journal of Popular Literature, Science, and Art, một số quốc gia đã đổi tay đeo nhẫn từ phải (tay thuận) sang trái (tay không thuận). Đó là dấu hiệu tôn trọng của người phụ nữ dành cho chồng, bởi thời điểm ấy đàn ông thường không đeo nhẫn cưới.
Một số quốc gia như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, và Brazil thì đeo nhẫn bên tay phải trước lễ cưới, rồi chuyển sang đeo bên trái sau đó.
Trên thực tế, cũng có khá nhiều quốc gia chọn đeo nhẫn bên trái, chủ yếu nằm ở châu Á. Ngoài ra còn có Úc, Canada, Botswana, Ai Cập, Ireland, New Zealand, Nam Phi, Anh, Mỹ, Pháp, Ý... nữa.