Công nghệ điện ảnh Việt Nam: Coi chừng tụt hậu!

vietnamtrade-forum.com là diễn đàn chuyên về thảo luận kinh tế Việt Nam và quốc tế. || Tên Acc KHÔNG sử dụng chữ IN HOA|| Tiêu đề bài viết KHÔNG sử dụng chữ IN HOA, đăng số điện thoại, website, giá cả || KHÔNG được sử dụng nhiều Acc để đăng bài || Thành viên KHÔNG Spam diễn đàn || Thành viên không được đăng sản phẩm Trung Quốc || KHÔNG đăng quá 1 bài viết trong 1 chuyên mục|| Hãy đọc nội quy khi tham gia diễn đàn || Hãy kiểm tra thông tin thành viên trước khi hợp tác|| Tin đăng phải có: Thông tin giới thiệu công ty, Nội dung giới thiệu sản phẩm, thông tin liên hệ và chính sách áp dụng đại lý.(Phải có địa chỉ liên hệ cụ thể và điện thoại bàn, nhằm tránh hiện tượng lừa đảo).|| Mọi thắc mắc liên hệ

Thảo Phạm

Nhân Viên
VNĐ
111
Một bộ phim “bom tấn” không chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí lớn, diễn viên giàu kinh nghiệm, có tiếng tăm mà còn ở kỹ xảo hình ảnh. Trong khi thực tế cho thấy, điện ảnh Việt vẫn còn rất hạn chế ở khâu kỹ xảo; nếu không có sự đầu tư sẽ đối mặt nguy cơ tụt hậu so với nhiều nước trên thế giới.

Vẫn còn lạc hậu


Phân tích về tác động của công nghệ đến điện ảnh, ông Đỗ Duy Anh- nguyên Cục phó Cục Điện ảnh cho rằng, điện ảnh là một ngành công nghiệp và luôn gắn bó mật thiết với sự phát triển của công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng công nghệ trong lĩnh vực điện ảnh. Theo đó, sự phản ánh về hiện thực ảo và hiện thực thật xen lẫn, hòa trộn với nhau trong phim; việc phát hành và phổ biến một bộ phim vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống là tại các rạp chiếu hoặc trên truyền hình; cách thức tiếp cận, hưởng thụ nghệ thuật điện ảnh của khán giả cũng thay đổi với nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn để thỏa mãn nhu cầu cá nhân ở bất cứ thời gian, địa điểm nào.

Tuy nhiên, hiện nay điện ảnh Việt vẫn đang rất lúng túng trong tiếp cận và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới. Tính đến hết năm 2018, cả nước có 500 DN được cấp phép kinh doanh sản xuất phim (khoảng 15-20 DN sản xuất phim chiếu rạp, còn lại chủ yếu sản xuất các chương trình truyền hình, quảng cáo) và 922 rạp chiếu phim. Công nghệ sản xuất và chiếu phim vẫn rất lạc hậu, trong khi trên thế giới đã chuyển sang công nghệ số hóa. Rạp chiếu phim ở các thành phố lớn và rạp của công ty nước ngoài phát triển ồ ạt (chiếm 60% số rạp) và thiếu kiểm soát nên đã chi phối và lấn át các đơn vị trong nước. Trong khi đó, hệ thống rạp do Nhà nước quản lý xuống cấp trầm trọng, công nghệ lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu của khán giả...

Theo ThS.Nguyễn Lâm Tuấn Anh- Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, đa phần cơ sở vật chất của các cơ sở điện ảnh Nhà nước đều được Nhà nước đầu tư 100% kinh phí. Cơ chế đầu tư bao cấp, manh mún, phân tán, dàn trải, chồng chéo và không theo một quy hoạch tổng thể, hiệu quả sử dụng trang thiết bị thấp. Bên cạnh đó, một số thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại nhưng đội ngũ chuyên gia lành nghề quá ít, không đáp ứng yêu cầu.

Cần sự chủ động, sáng tạo

Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực điện ảnh. Nếu như khâu sản xuất là sự hỗ trợ đắc lực của kỹ xảo về hình ảnh, âm thanh thì trong khâu phát hành và phổ biến phim sẽ là sự thúc đẩy trong xây dựng công nghệ và kiến trúc rạp chiếu. Rạp chiếu phim sẽ được xây dựng theo hình mẫu số hóa mà ở đó người xem vừa quan sát, vừa có thể trực tiếp tham gia vào các sự kiện trong phim. Công nghệ số cũng rất hữu ích, thuận tiện để có thể truyền trực tiếp phim từ nhà sản xuất đến cơ sở chiếu phim; đảm bảo về bản quyền phim. Tuy nhiên, nếu không có sự chủ động, tích cực hơn nữa trong việc học hỏi, ứng dụng về công nghệ thì chắc chắn điện ảnh Việt sẽ hoàn toàn tụt hậu so với thế giới.

Ông Đỗ Duy Anh cho rằng, điện ảnh Việt cần chủ động áp dụng những thành quả, tiến bộ khoa học mà công nghệ mang đến, hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp với xu hướng phát triển của điện ảnh thế giới. Theo đó, cần xác định những bước đi cụ thể như: Xây dựng nền tảng dữ liệu số hóa toàn bộ quá trình sản xuất, phát hành và phổ biến phim và bản quyền tác giả; xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật số cho ngành công nghiệp điện ảnh…

Và điều quan trọng vẫn là nhấn mạnh vào sức mạnh của nguồn nhân lực. Máy móc kỹ thuật hiện đại mà không có con người biết sử dụng, phát huy được thế mạnh của công nghệ thì cũng chỉ là con số 0. ThS.Hoàng Dạ Vũ- Viện Sân khấu Điện ảnh (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) cho biết, Việt Nam đã có một số nhà sản xuất, phát hành và phổ biến phim cập nhật được trình độ phát triển của thế giới, song nguồn nhân lực chất lượng cao của điện ảnh Việt còn rất ít và không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ làm phim theo công nghệ hiện đại. “Những bất cập đó đặt ra nhu cầu cấp thiết phải đổi mới cách thức và tăng cường ứng dụng công nghệ số trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện ảnh”- ThS.Dạ Vũ nhấn mạnh.
 
Top