Câu hỏi đặt ra là khi nào ta nên IM LẶNG VÀ KHÔNG LÀM GÌ CẢ? Khi nào ta nên HÀNH ĐỘNG?
______
1. Im lặng không có nghĩa là hèn nhát hay yếu đuối. Mà im lặng là sự chuẩn bị cho việc đương đầu với mọi chuyện.
2. Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.
3. Hãy học cách im lặng khi những lời ta nói ra không được tôn trọng.
4. Hãy im lặng và đừng phí lời với những kẻ lúc nào cũng cho rằng mình đúng và bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của người khác.
5. Tài năng thường đến với những người im lặng nhiều hơn với những kẻ hay to mồm.
6Khi người ta nói xấu bạn, nếu đúng bạn hãy sửa mình, nếu sai bạn hãy mỉm cười.
7. Ai cũng có nỗi khổ riêng, chỉ là 1 số người giỏi che giấu hơn người khác mà thôi. Khi buồn chia sẻ là cách làm ta cảm thấy nhẹ lòng. Nhưng đôi khi, giãi bày quá nhiều lại không hay, bởi người ngoài cuộc không bao giờ hiểu được nỗi đau ta đã từng trải qua.
8. Trước khi nói, hãy lắng nghe.
Trước khi viết ra, hãy suy nghĩ.
Trước khi tiêu pha, hãy kiếm được.
Trước khi nghỉ hưu, hãy tiết kiệm.
Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu.
Trước khi phê phán, hãy đợi đến lúc thích hợp.
Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ.
Trước khi bỏ cuộc, hãy thử lại.
Trước khi chết, hãy cho đi.
9. Im lặng là cách tốt nhất để biết ta là ai, ta muốn gì và ai quan tâm đến ta.
10. Ta thường bất bình, khó chịu khi ta thấy một điều gì đó chướng mắt. Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách im lặng. Thế nhưng im lặng quá lâu sẽ dẫn đến THỜ Ơ. Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, SỰ THỜ Ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt."
SƯU TẦM
______
1. Im lặng không có nghĩa là hèn nhát hay yếu đuối. Mà im lặng là sự chuẩn bị cho việc đương đầu với mọi chuyện.
2. Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.
3. Hãy học cách im lặng khi những lời ta nói ra không được tôn trọng.
4. Hãy im lặng và đừng phí lời với những kẻ lúc nào cũng cho rằng mình đúng và bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của người khác.
5. Tài năng thường đến với những người im lặng nhiều hơn với những kẻ hay to mồm.
6Khi người ta nói xấu bạn, nếu đúng bạn hãy sửa mình, nếu sai bạn hãy mỉm cười.
7. Ai cũng có nỗi khổ riêng, chỉ là 1 số người giỏi che giấu hơn người khác mà thôi. Khi buồn chia sẻ là cách làm ta cảm thấy nhẹ lòng. Nhưng đôi khi, giãi bày quá nhiều lại không hay, bởi người ngoài cuộc không bao giờ hiểu được nỗi đau ta đã từng trải qua.
8. Trước khi nói, hãy lắng nghe.
Trước khi viết ra, hãy suy nghĩ.
Trước khi tiêu pha, hãy kiếm được.
Trước khi nghỉ hưu, hãy tiết kiệm.
Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu.
Trước khi phê phán, hãy đợi đến lúc thích hợp.
Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ.
Trước khi bỏ cuộc, hãy thử lại.
Trước khi chết, hãy cho đi.
9. Im lặng là cách tốt nhất để biết ta là ai, ta muốn gì và ai quan tâm đến ta.
10. Ta thường bất bình, khó chịu khi ta thấy một điều gì đó chướng mắt. Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách im lặng. Thế nhưng im lặng quá lâu sẽ dẫn đến THỜ Ơ. Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, SỰ THỜ Ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt."
SƯU TẦM