Những bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng thoát khỏi hội chứng nghiện game - thậm chí nặng hơn cả nghiện ma túy…
Từ lý giải khoa học về hội chứng nghiện trò chơi điện tử tới bí kíp khoa học giúp bạn "cai nghiện"
Mọi người thường nghĩ chơi điện tử là một hình thức giải trí bình thường. Nó không thể gây nghiện hoặc nếu có cũng không nguy hiểm như rượu, thuốc lá, các chất kích thích, ma túy….
Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tâm thần Mỹ, nghiện chơi trò chơi điện tử hoàn toàn có đủ bằng chứng để xếp vào các chứng rối loạn tâm thần hoặc các hội chứng nghiện tâm lý. Các thí nghiệm quét MRI não người đều cho thấy, khi chơi điện tử, não người bị kích thích tương tự như khi chúng ta sử dụng ma túy và chất gây nghiện.
Chơi trò chơi điện tử bao nhiêu thì là nghiện? Đây là câu hỏi khó trả lời và không thể đánh đồng tất cả mọi người được. Song, tựu chung lại, những con nghiện game có đầy đủ biểu hiện của một con nghiện ma túy: dành nhiều giờ chơi điện tử mỗi ngày, bỏ bê vệ sinh cá nhân, tăng/giảm trọng lượng vì chơi game, giảm thời gian ngủ, tránh mọi tiếp xúc ở cuộc sống thật để tập trung vào thế giới ảo.
Thậm chí, các nhà khoa học đã từng ghi nhận trường hợp một con nghiện game nặng 17 tuổi chơi điện tử hơn 15 giờ/ngày, bỏ qua các bữa ăn và chỉ dừng lại khi ngất đi vì kiệt sức.
Dưới góc nhìn sinh học, cảm giác “nghiện” khi chơi điện tử là do hormone dopamine trong não và testosterone. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quá trình trải nghiệm trò chơi điện tử, lượng hormone dopamine trong cơ thể sản sinh ra nhiều gấp 2 lần so với bình thường. Điều này làm tăng cảm xúc và sự thích thú của người chơi.
Chưa hết, testosterone - hormone kích thích sự mạo hiểm, tò mò cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nghiện game của con người. So với con trai, con gái ít có nguy cơ nghiện hơn vì lượng testosterone trong cơ thể ít hơn. Hay điển hình như việc con người dễ bị nghiện game nhiều nhất ở lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn dậy thì với sự thay đổi đáng kể tâm sinh lý.
Ở góc độ xã hội học, các chuyên gia cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây ra hội chứng nghiện đáng sợ này. Từ phía các trò chơi, giao diện đẹp, độ khó vừa phải, mục tiêu, phần thưởng khi chiến thắng, tính phiêu lưu, sự kết nối với các người chơi khác… chính là yếu tố gây nghiện.
Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của người chơi, những yếu tố trên tác động và gây ra mức độ nghiện nặng, nhẹ khác nhau. Chẳng hạn, những người có gia cảnh nghèo khó, gia đình bất hạnh… có xu hướng nghiện game nặng hơn so với người bình thường.
Điều đầu tiên cần chuẩn bị khi bạn muốn cai nghiện trò chơi điện tử, đó là sự nhận thức và ý chí của bản thân. Sau đó, hãy áp dụng những lời khuyên sau đây để dần dần từ bỏ loại “ma túy” này.
Thứ nhất, hãy tính toán cụ thể số giờ bạn chơi điện tử mỗi tuần và quy đổi sang các công việc ưa thích khác. Chẳng hạn, một tuần bạn chơi điện tử 24 giờ đồng hồ, điều ấy đồng nghĩa với 3 giấc ngủ trọn vẹn, khoảng 16 trận đấu bóng đá… Sự so sánh trên sẽ khiến bạn bắt đầu cân nhắc về việc có nên chơi điện tử nhiều hơn hay giảm bớt để có thời gian làm những điều yêu thích lành mạnh khác.
Thứ hai, nếu có thể hãy bắt đầu sử dụng “cheats” trong trò chơi yêu thích của mình. Sự gian lận trong các trò chơi điện tử sẽ giúp người chơi dễ vượt qua thử thách được đặt ra, dần dần khiến trò chơi trở nên nhàm chán, không còn mấy thích thú.
Thứ ba, hãy rủ thật nhiều người bạn khác không bị nghiện cùng chơi với mình. Việc chơi điện tử cùng họ sẽ chỉ kéo dài được một thời gian nhất định. Khi họ chán, bạn cũng không muốn tiếp tục chơi một mình. Bạn bè sẽ kéo bạn ra khỏi cơn nghiện game lúc nào không hay.
Thứ tư, trong trường hợp bạn cảm thấy mình khó cưỡng lại được cám dỗ của những trò chơi điện tử, hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân. Bất cứ khi nào bắt đầu chơi game, hãy đặt ra khoảng thời gian bạn định chơi, sau đó nhờ người thân “báo thức” cho mình khi hết giờ, buộc mình chuyển sang làm một hoạt động khác.
Tạm kết: Cách tốt nhất để chống lại hội chứng nghiện khó ưa này chính là không nghiện nó. Điều này không đồng nghĩa với việc không chơi game bao giờ mà là chơi game có kiểm soát. Ý chí, nỗ lực của tự bản thân là liều thuốc tốt nhất giúp bạn vừa có những giờ phút thư giãn, giảm căng thẳng với trò chơi điện tử, vừa cân bằng được cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội.
Từ lý giải khoa học về hội chứng nghiện trò chơi điện tử tới bí kíp khoa học giúp bạn "cai nghiện"
Mọi người thường nghĩ chơi điện tử là một hình thức giải trí bình thường. Nó không thể gây nghiện hoặc nếu có cũng không nguy hiểm như rượu, thuốc lá, các chất kích thích, ma túy….
Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tâm thần Mỹ, nghiện chơi trò chơi điện tử hoàn toàn có đủ bằng chứng để xếp vào các chứng rối loạn tâm thần hoặc các hội chứng nghiện tâm lý. Các thí nghiệm quét MRI não người đều cho thấy, khi chơi điện tử, não người bị kích thích tương tự như khi chúng ta sử dụng ma túy và chất gây nghiện.
Chơi trò chơi điện tử bao nhiêu thì là nghiện? Đây là câu hỏi khó trả lời và không thể đánh đồng tất cả mọi người được. Song, tựu chung lại, những con nghiện game có đầy đủ biểu hiện của một con nghiện ma túy: dành nhiều giờ chơi điện tử mỗi ngày, bỏ bê vệ sinh cá nhân, tăng/giảm trọng lượng vì chơi game, giảm thời gian ngủ, tránh mọi tiếp xúc ở cuộc sống thật để tập trung vào thế giới ảo.
Thậm chí, các nhà khoa học đã từng ghi nhận trường hợp một con nghiện game nặng 17 tuổi chơi điện tử hơn 15 giờ/ngày, bỏ qua các bữa ăn và chỉ dừng lại khi ngất đi vì kiệt sức.
Dưới góc nhìn sinh học, cảm giác “nghiện” khi chơi điện tử là do hormone dopamine trong não và testosterone. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quá trình trải nghiệm trò chơi điện tử, lượng hormone dopamine trong cơ thể sản sinh ra nhiều gấp 2 lần so với bình thường. Điều này làm tăng cảm xúc và sự thích thú của người chơi.
Chưa hết, testosterone - hormone kích thích sự mạo hiểm, tò mò cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nghiện game của con người. So với con trai, con gái ít có nguy cơ nghiện hơn vì lượng testosterone trong cơ thể ít hơn. Hay điển hình như việc con người dễ bị nghiện game nhiều nhất ở lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn dậy thì với sự thay đổi đáng kể tâm sinh lý.
Ở góc độ xã hội học, các chuyên gia cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây ra hội chứng nghiện đáng sợ này. Từ phía các trò chơi, giao diện đẹp, độ khó vừa phải, mục tiêu, phần thưởng khi chiến thắng, tính phiêu lưu, sự kết nối với các người chơi khác… chính là yếu tố gây nghiện.
Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của người chơi, những yếu tố trên tác động và gây ra mức độ nghiện nặng, nhẹ khác nhau. Chẳng hạn, những người có gia cảnh nghèo khó, gia đình bất hạnh… có xu hướng nghiện game nặng hơn so với người bình thường.
Điều đầu tiên cần chuẩn bị khi bạn muốn cai nghiện trò chơi điện tử, đó là sự nhận thức và ý chí của bản thân. Sau đó, hãy áp dụng những lời khuyên sau đây để dần dần từ bỏ loại “ma túy” này.
Thứ nhất, hãy tính toán cụ thể số giờ bạn chơi điện tử mỗi tuần và quy đổi sang các công việc ưa thích khác. Chẳng hạn, một tuần bạn chơi điện tử 24 giờ đồng hồ, điều ấy đồng nghĩa với 3 giấc ngủ trọn vẹn, khoảng 16 trận đấu bóng đá… Sự so sánh trên sẽ khiến bạn bắt đầu cân nhắc về việc có nên chơi điện tử nhiều hơn hay giảm bớt để có thời gian làm những điều yêu thích lành mạnh khác.
Thứ hai, nếu có thể hãy bắt đầu sử dụng “cheats” trong trò chơi yêu thích của mình. Sự gian lận trong các trò chơi điện tử sẽ giúp người chơi dễ vượt qua thử thách được đặt ra, dần dần khiến trò chơi trở nên nhàm chán, không còn mấy thích thú.
Thứ ba, hãy rủ thật nhiều người bạn khác không bị nghiện cùng chơi với mình. Việc chơi điện tử cùng họ sẽ chỉ kéo dài được một thời gian nhất định. Khi họ chán, bạn cũng không muốn tiếp tục chơi một mình. Bạn bè sẽ kéo bạn ra khỏi cơn nghiện game lúc nào không hay.
Thứ tư, trong trường hợp bạn cảm thấy mình khó cưỡng lại được cám dỗ của những trò chơi điện tử, hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân. Bất cứ khi nào bắt đầu chơi game, hãy đặt ra khoảng thời gian bạn định chơi, sau đó nhờ người thân “báo thức” cho mình khi hết giờ, buộc mình chuyển sang làm một hoạt động khác.
Tạm kết: Cách tốt nhất để chống lại hội chứng nghiện khó ưa này chính là không nghiện nó. Điều này không đồng nghĩa với việc không chơi game bao giờ mà là chơi game có kiểm soát. Ý chí, nỗ lực của tự bản thân là liều thuốc tốt nhất giúp bạn vừa có những giờ phút thư giãn, giảm căng thẳng với trò chơi điện tử, vừa cân bằng được cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội.