“Tết Trung thu em rước đèn đi chơi" là bài hát quen thuộc vào mỗi dịp rằm Tháng 8 đến. Ngoài đèn lồng, phá cỗ, múa lân thì Bánh Trung thu là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Hãy để Cooky nói cho bạn nghe “tất tần tật” về loại bánh đặc biệt này nhé!
1. Tết Trung thu có từ khi nào?
Lưu truyền rằng ngày Tết Trung thu tại Việt Nam xuất phát từ Trung Hoa hoặc từ nền văn minh lúa nước. Từ đời nhà Lý, ngày Tết này đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì ngày lễ đã được tổ chức cực kỳ xa hoa và được tổ chức vào tháng 8 khi việc thu hoạch, gieo trồng đã xong, là lúc người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Tết Trung thu được lưu truyền đến hiện tại và đã trở thành nét văn hoá đặc trưng trong cuộc sống người Việt. Vào dịp này, trẻ em là người vui nhất vì được bố mẹ tặng quà, rước đèn, phá cỗ và xem múa lân. Đối với những người trưởng thành thì đây là một cơ hội để mỗi người thể hiện tình cảm với gia đình. Người ở gần thì cùng nhau sum họp, người ở xa thì trao tặng nhau những món quà nhỏ như hoa quả, trà, rượu, và phổ biến nhất là Bánh Trung thu.
2. Nguồn gốc của bánh Trung thu
Tương truyền rằng Bánh Trung thu xuất phát từ cuối thời Nguyên của Trung Quốc. Trong cuộc khởi nghĩa của nông dân, chiếc bánh hình tròn, bên trong có một tờ giấy để báo tin thời gian tiến quân là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 chính là phương tiện mà người ta tạo ra để tránh tiết lộ danh tính. Về sau người Trung Quốc đã làm ra chiếc bánh Trung Thu để kỷ niệm sự kiện lịch sử này.
Còn theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang, có một loại bánh Thái Sư được cho là thuỷ tổ của Bánh Trung thu. Chiếc bánh được lưu truyền đến thời nhà Đường và được bày bán tại nhiều cửa hàng ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông ăn thử một miếng bánh và rất ngạc nhiên về hương vị. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này là bánh Nguyệt, có nghĩa là bóng trăng.
3. Ý nghĩa và các phiên bản Bánh Trung thu
Dù được du nhập nhưng Bánh Trung thu luôn là thứ quà gắn liền với tuổi thơ của mỗi người Việt. Bên cạnh một biểu tượng của ngày rằm tháng 8, chiếc bánh này còn mang nhiều giá trị tinh thần về sự đoàn viên, sum vầy, hạnh phúc.
Bánh nướng có lớp vỏ được làm từ bột mì, nước đường và dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha và có màu hổ phách. Nhân bánh thường có hai kiểu, một là đậu xanh, hạt sen tán nhuyễn, hai là nhân thập cẩm gồm thịt mỡ, lạp xưởng, hạt dưa, dăm bông, ... và bao bọc một lòng đỏ trứng muối bên trong. Vị mặn của trứng muối tượng trưng những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống mà mỗi con người đều phải trải qua. Ý nghĩa của chiếc bánh là cho dù có như thế nào, chúng ta đều sẽ luôn được bảo bọc, chở che, trao vị ngọt tình thương bởi gia đình và những người thân yêu.
Ngược lại, Bánh dẻo có vỏ bánh là bột gạo nếp xay mịn, nước đường kính trắng và nước hoa bưởi, phần nhân cũng đa dạng giống bánh nướng. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay. Chiếc bánh dẻo có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, có màu trắng ngà thể hiện mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng bền chặt, viên mãn.
Vì những giá trị nhân văn đó mà Bánh Trung thu chính là món quà tinh thần không thể thiếu trong ngày tết đoàn viên. Mọi người tặng nhau chiếc bánh nhỏ và chúc nhau nhiều điều trong cuộc sống, sự may mắn, đoàn viên, tròn đầy hạnh phúc. Rằm tháng 8, người đi xa trở về nhà, quây quần tụ họp, uống tách trà, thưởng thức miếng bánh ngon bên cạnh những người thân quả thật rất tuyệt vời đúng không.
4. Bánh trung thu qua từng giai đoạn
Bánh Trung thu bây giờ không chỉ dành tặng cho người thân mà còn để biếu cho thầy cô, đối tác, đồng nghiệp, bạn bè, họ hàng và các ân nhân. Vì thế mà có không khó khi bắt gặp những loại bánh có phong cách khác nhau để phù hợp với thị hiếu người dùng.
Đa dạng từ kiểu dáng
Nếu trước kia chỉ thấy bánh trung thu ở hình dạng tròn, hoặc vuông, thì bây giờ có rất nhiều hình dạng phù hợp với nhu cầu của người mua. Từ hình dáng là những con thú ngộ nghĩnh, đến tạo hình tinh tế, sang trọng với hình dập nổi với màu sắc bắt mắt. Bánh trung thu hình thỏ đáng yêu, bánh trung thu nghìn lớp, hay bánh trung thu rau câu là những gợi ý hay ho khi bạn đang tìm ý tưởng để làm bánh tặng gia đình đấy!
Phong phú trong nguyên liệu
Bên cạnh những nguyên liệu quen thuộc, bánh trung thu giờ đây đã có nhiều hương vị khác nhau theo khẩu vị “hiện đại". Điển hình có thể thấy như bánh trung thu nhân trà xanh, cà phê, tiramisu, ... Bạn hoàn toàn có thể chế biến bánh trung thu theo khẩu vị để làm món quà đặc biệt cho người thân.
“Sính ngoại” với bánh nhập khẩu
Một số quốc gia ở Châu Á có phong tục tổ chức lễ Trung thu, cùng nhau ăn bánh, uống trà, ngắm trăng vào ngày lễ giống Việt Nam. Tuy vậy, với mỗi văn hoá khác nhau, Bánh Trung thu lại có những đặc trưng khác biệt. Điển hình có thể thấy như Bánh sầu riêng dẻo lạnh Singapore, Bánh nghìn lớp Đài Loan, Bánh Tsukimi-Dango Nhật Bản, Bánh Songpyeon Hàn Quốc, ... Dù có khác nhau về kiểu dáng nhưng để làm ra những loại bánh này không hề khó, chỉ cần bỏ một ít công sức là bạn có thể tự tay làm những loại bánh "ngoại" này tại bếp nhà mình rồi!
Với mỗi nền văn hoá, chiếc bánh đoàn viên lại mang những vẻ đẹp khác nhau
Trung thu chính là thời điểm đẹp để mọi người có thể cùng quây quần bên gia đình, thương thức tách trà nóng, nhâm nhi bánh ngon dưới trăng rằm. Năm nay, thay vì mua bánh ngoài tiệm, bạn hãy thử trổ tài làm ra những chiếc bánh dành tặng cho những người thương yêu để mua Tết Đoàn viên càng thêm ý nghĩa nhé!
SƯU TẦM
1. Tết Trung thu có từ khi nào?
Lưu truyền rằng ngày Tết Trung thu tại Việt Nam xuất phát từ Trung Hoa hoặc từ nền văn minh lúa nước. Từ đời nhà Lý, ngày Tết này đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì ngày lễ đã được tổ chức cực kỳ xa hoa và được tổ chức vào tháng 8 khi việc thu hoạch, gieo trồng đã xong, là lúc người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Tết Trung thu được lưu truyền đến hiện tại và đã trở thành nét văn hoá đặc trưng trong cuộc sống người Việt. Vào dịp này, trẻ em là người vui nhất vì được bố mẹ tặng quà, rước đèn, phá cỗ và xem múa lân. Đối với những người trưởng thành thì đây là một cơ hội để mỗi người thể hiện tình cảm với gia đình. Người ở gần thì cùng nhau sum họp, người ở xa thì trao tặng nhau những món quà nhỏ như hoa quả, trà, rượu, và phổ biến nhất là Bánh Trung thu.
2. Nguồn gốc của bánh Trung thu
Tương truyền rằng Bánh Trung thu xuất phát từ cuối thời Nguyên của Trung Quốc. Trong cuộc khởi nghĩa của nông dân, chiếc bánh hình tròn, bên trong có một tờ giấy để báo tin thời gian tiến quân là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 chính là phương tiện mà người ta tạo ra để tránh tiết lộ danh tính. Về sau người Trung Quốc đã làm ra chiếc bánh Trung Thu để kỷ niệm sự kiện lịch sử này.
Còn theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang, có một loại bánh Thái Sư được cho là thuỷ tổ của Bánh Trung thu. Chiếc bánh được lưu truyền đến thời nhà Đường và được bày bán tại nhiều cửa hàng ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông ăn thử một miếng bánh và rất ngạc nhiên về hương vị. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này là bánh Nguyệt, có nghĩa là bóng trăng.
3. Ý nghĩa và các phiên bản Bánh Trung thu
Dù được du nhập nhưng Bánh Trung thu luôn là thứ quà gắn liền với tuổi thơ của mỗi người Việt. Bên cạnh một biểu tượng của ngày rằm tháng 8, chiếc bánh này còn mang nhiều giá trị tinh thần về sự đoàn viên, sum vầy, hạnh phúc.
Bánh nướng có lớp vỏ được làm từ bột mì, nước đường và dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha và có màu hổ phách. Nhân bánh thường có hai kiểu, một là đậu xanh, hạt sen tán nhuyễn, hai là nhân thập cẩm gồm thịt mỡ, lạp xưởng, hạt dưa, dăm bông, ... và bao bọc một lòng đỏ trứng muối bên trong. Vị mặn của trứng muối tượng trưng những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống mà mỗi con người đều phải trải qua. Ý nghĩa của chiếc bánh là cho dù có như thế nào, chúng ta đều sẽ luôn được bảo bọc, chở che, trao vị ngọt tình thương bởi gia đình và những người thân yêu.
Ngược lại, Bánh dẻo có vỏ bánh là bột gạo nếp xay mịn, nước đường kính trắng và nước hoa bưởi, phần nhân cũng đa dạng giống bánh nướng. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay. Chiếc bánh dẻo có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, có màu trắng ngà thể hiện mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng bền chặt, viên mãn.
Vì những giá trị nhân văn đó mà Bánh Trung thu chính là món quà tinh thần không thể thiếu trong ngày tết đoàn viên. Mọi người tặng nhau chiếc bánh nhỏ và chúc nhau nhiều điều trong cuộc sống, sự may mắn, đoàn viên, tròn đầy hạnh phúc. Rằm tháng 8, người đi xa trở về nhà, quây quần tụ họp, uống tách trà, thưởng thức miếng bánh ngon bên cạnh những người thân quả thật rất tuyệt vời đúng không.
4. Bánh trung thu qua từng giai đoạn
Bánh Trung thu bây giờ không chỉ dành tặng cho người thân mà còn để biếu cho thầy cô, đối tác, đồng nghiệp, bạn bè, họ hàng và các ân nhân. Vì thế mà có không khó khi bắt gặp những loại bánh có phong cách khác nhau để phù hợp với thị hiếu người dùng.
Đa dạng từ kiểu dáng
Nếu trước kia chỉ thấy bánh trung thu ở hình dạng tròn, hoặc vuông, thì bây giờ có rất nhiều hình dạng phù hợp với nhu cầu của người mua. Từ hình dáng là những con thú ngộ nghĩnh, đến tạo hình tinh tế, sang trọng với hình dập nổi với màu sắc bắt mắt. Bánh trung thu hình thỏ đáng yêu, bánh trung thu nghìn lớp, hay bánh trung thu rau câu là những gợi ý hay ho khi bạn đang tìm ý tưởng để làm bánh tặng gia đình đấy!
Phong phú trong nguyên liệu
Bên cạnh những nguyên liệu quen thuộc, bánh trung thu giờ đây đã có nhiều hương vị khác nhau theo khẩu vị “hiện đại". Điển hình có thể thấy như bánh trung thu nhân trà xanh, cà phê, tiramisu, ... Bạn hoàn toàn có thể chế biến bánh trung thu theo khẩu vị để làm món quà đặc biệt cho người thân.
“Sính ngoại” với bánh nhập khẩu
Một số quốc gia ở Châu Á có phong tục tổ chức lễ Trung thu, cùng nhau ăn bánh, uống trà, ngắm trăng vào ngày lễ giống Việt Nam. Tuy vậy, với mỗi văn hoá khác nhau, Bánh Trung thu lại có những đặc trưng khác biệt. Điển hình có thể thấy như Bánh sầu riêng dẻo lạnh Singapore, Bánh nghìn lớp Đài Loan, Bánh Tsukimi-Dango Nhật Bản, Bánh Songpyeon Hàn Quốc, ... Dù có khác nhau về kiểu dáng nhưng để làm ra những loại bánh này không hề khó, chỉ cần bỏ một ít công sức là bạn có thể tự tay làm những loại bánh "ngoại" này tại bếp nhà mình rồi!
Với mỗi nền văn hoá, chiếc bánh đoàn viên lại mang những vẻ đẹp khác nhau
Trung thu chính là thời điểm đẹp để mọi người có thể cùng quây quần bên gia đình, thương thức tách trà nóng, nhâm nhi bánh ngon dưới trăng rằm. Năm nay, thay vì mua bánh ngoài tiệm, bạn hãy thử trổ tài làm ra những chiếc bánh dành tặng cho những người thương yêu để mua Tết Đoàn viên càng thêm ý nghĩa nhé!
SƯU TẦM
Đính kèm:
-
- File size
- 112.6 KB
- Lượt xem
- 0