Bánh mì hẳn không còn là một món ăn xa lạ gì đối với người dân Việt. Ở bất cứ đâu, thậm chí bất cứ lúc nào, chỉ cần muốn ăn và chịu khó tìm kiếm, bánh mì sẽ luôn sẵn sàng. Không chế biến cầu kỳ, chỉ đơn giản là loại bánh được nướng từ bột mỳ vậy mà lại dễ nghiện.
– Bánh mì là một thực phẩm chế biến từ bột mì từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng. Trong suốt quá trình lịch sử nó đã được phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, và rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.
– Có nhiều cách kết hợp và tỷ lệ của các loại bột và các nguyên liệu khác, và cũng có các công thức nấu ăn truyền thống khác nhau và phương thức để tạo ra bánh mì. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì ở các vùng khác nhau.
– Bánh mì có thể được lên men bằng nhiều quá trình khác nhau, từ việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên (ví dụ như trong bột chua) cho tới cách dùng phương pháp thông khí nhân tạo với áp lực cao trong quá trình chuẩn bị hoặc nướng.
– Tuy nhiên, một số sản phẩm bánh mì còn lại không để lên men, hoặc vì cho sở thích, hoặc vì lý do truyền thống hay tôn giáo. Nhiều thành phần không phải ngũ cốc có thể được đưa vào bánh mì: từ trái cây và các loại hạt đến các chất béo khác nhau. Bánh mì thương mại nói riêng thường chứa các chất phụ gia, một số trong số chúng không có dinh dưỡng nhằm cải thiện hương vị, kết cấu, màu sắc, thời hạn sử dụng, hoặc để sản xuất dễ dàng hơn.
– Tùy thuộc vào các phong tục tập quán địa phương, bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng được ăn như một món ăn nhẹ, hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác, chẳng hạn như các món chiên được bọc trong những lớp bánh mì để không bị dính, hoặc làm thành phần chính của một bánh mì pudding, dùng làm chất độn để chèn vào răng sâu, hoặc giữ lại nước trái cây để chúng đỡ mất đi bằng cách nhỏ giọt
*Lịch sử – Nguồn gốc của Bánh mì & Bánh mì Việt Nam
– Bánh mì là một trong những thực phẩm được sản xuất lâu đời nhất. Bằng chứng từ 30.000 năm trước tại châu Âu cho thấy có một lượng tinh bột trên các hòn đá được sử dụng để cắt xẻ cây. Có thể là trong thời gian này, chiết xuất tinh bột từ rễ của các cây, như đuôi mèo và dương xỉ, đã được đặt trên một tảng đá bằng phẳng, sau đó được đặt trên một ngọn lửa và nấu thành một dạng bánh mì cắt lát nguyên thủy. Khoảng năm 10.000 TCN, với bình minh của Thời đại đồ đá mới và sự mở rộng của nông nghiệp, các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì đã trở thành thành phần chính của bánh mì. Bào tử nấm men có mặt khắp nơi, kể cả trên bề mặt của cây lương thực, vì vậy bất kỳ bột mì nào để lâu sẽ được lên men tự nhiên. Có nhiều nguồn sách vở cho thấy bánh mì thời gian đầu được lên men. Nấm men trong không khí có thể được dùng bằng cách để lại bột mì chưa nấu tiếp xúc với không khí một thời gian trước khi nấu.
*
Các loại Bánh mì Việt Nam
– Các thực phẩm bên trong của một ổ bánh mì Việt Nam thường khác biệt tùy theo vùng miền, bao gồm 3 nhóm chủ yếu là:
– Nguyên liệu động vật: thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, Pa tê gan, lạp xường, xúc xích kiểu Việt Nam, thịt gà, cá mòi, phô mai, trứng rán, chả, thịt nguội, bì, bơ, mỡ hành v.v.
– Các loại rau: dưa chuột thái mỏng, rau mùi (ngò), đồ chua, dọc hành, hành tây, húng thơm, v.v.
– Nước sốt, gia vị: xì dầu, nước mắm, nước tương, tiêu, nước sốt, bột canh, tương ớt v.v.
– Và tùy vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà mà chia ra thành các loại bánh mì với tên gọi khác nhau:
– Bánh mì thịt: Đây là loại bánh mì phổ biến nhất tại Việt Nam, người bán bánh mì xẻ dọc ổ bánh mì và nhét thịt, trét patê, một ít hành ngò, rau, sau đó là một ít nước sốt đặc trưng của mỗi vùng, mỗi cửa hàng (với thịt heo quay thì có thể k có nước sốt, thay vào đó mà muối ớt xanh tùy theo khẩu vị mỗi người). Bánh mì thịt có rất nhiều biến thể, nhưng thông dụng nhất vẫn là thịt nguội, đi kèm với chả. Sau đó là bánh mì thịt nướng, bánh mì heo quay,…
– Bánh mì xíu mại: Bánh mì xíu mại thì nhiều nơi cũng có nhưng có lẽ, bánh mì xíu mại ở Đà Lạt vẫn mang những đặc trưng riêng khiến người ăn phải nhớ.
Mỗi phần xíu mại được bày trong chén nhỏ, đầy nước súp, bên trong có các viên xíu mại, chả que, da heo, và hành lá rắc đầy bên trên. Thưởng thức một lần cái vị ngọt xương, với cái cay nồng của ớt trong nước dùng kết hợp bánh mì mới ra lò trong tiết trời se lạnh quả là thích thú.
– Bánh mì que: Đây là một loại bánh mì khá thú vị, chúng có hình que, trụ thon dài. Bên trong là hành phi, ớt, bơ, nước sốt đặc trưng. Đây là loại bánh mì có thể dễ dàng tìm thấy ở các tỉnh miền Trung.
– Bánh mì Ốp la: Bánh mì Ốp la có 2 loại. Được ưa chuộng hơn là loại được ốp trong chảo, kèm một ít hành ngò, đồ chua, nước sốt riêng và ăn tại chỗ. Loại còn lại là bánh mì kẹp ốp la trứng gà bên trong.
– Bánh mì gà: Đây là một loại bánh mì Đà Nẵng khá phổ biến. Bánh mì gà có hình tròn, trông khá ngộ nghĩnh, đi kèm với nhân bánh mì vô cùng đơn giản, bao gồm bơ, pa tê, đồ chua, rau, jam bông,… Những loại nguyên liệu này hòa quyện một cách hoàn hảo bên trong ổ bánh mì tạo nên hương vị khó quên với mọi người.
– Bánh mì bì: Bánh mì kẹp thịt hoặc da heo cắt sợi nhỏ, người bán sẽ chan thêm nước mắm vào bánh mì.
– Bánh mì chà bông: Thức ăn đi kèm với bánh mì là thịt chà bông (ruốc) và xịt thêm một ít nước tương.
– Bánh mì cá mòi: Bánh mì ăn kèm với cá mòi, thường cá mòi là loại cá mòi hộp sốt cà.
– Bánh mì bò kho: Đây thực tế là bánh mì không, được chấm và ăn kèm với thịt bò kho.
– Bánh mì patê: Bánh mì kẹp patê
– Bánh mì cóc: Là loại bánh mì có bề dài khoảng 1 gang tay, dài khoảng 60% so với bánh mì thường. Kẹp thịt và patê như bánh mì thịt, hiện tại khá khó đễ nhìn thấy loại bánh mì này.
– Bánh mì đậu hũ: Đây là bánh mì dành cho người ăn chay. Còn có loại bánh bánh mì đậu đường.
– Bánh mì phá lấu: Với thành phần chính của nhân là phá lấu
– Bánh mì chả cá: Bánh mì kẹp chả cá chiên, món này ngày càng phổ biến ở Sài Gòn.
– Bánh mì bơ (margarine): Bánh mì trét một ít bơ, một ít đường.
– Bánh mì là một thực phẩm chế biến từ bột mì từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng. Trong suốt quá trình lịch sử nó đã được phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, và rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.
– Có nhiều cách kết hợp và tỷ lệ của các loại bột và các nguyên liệu khác, và cũng có các công thức nấu ăn truyền thống khác nhau và phương thức để tạo ra bánh mì. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì ở các vùng khác nhau.
– Bánh mì có thể được lên men bằng nhiều quá trình khác nhau, từ việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên (ví dụ như trong bột chua) cho tới cách dùng phương pháp thông khí nhân tạo với áp lực cao trong quá trình chuẩn bị hoặc nướng.
– Tuy nhiên, một số sản phẩm bánh mì còn lại không để lên men, hoặc vì cho sở thích, hoặc vì lý do truyền thống hay tôn giáo. Nhiều thành phần không phải ngũ cốc có thể được đưa vào bánh mì: từ trái cây và các loại hạt đến các chất béo khác nhau. Bánh mì thương mại nói riêng thường chứa các chất phụ gia, một số trong số chúng không có dinh dưỡng nhằm cải thiện hương vị, kết cấu, màu sắc, thời hạn sử dụng, hoặc để sản xuất dễ dàng hơn.
– Tùy thuộc vào các phong tục tập quán địa phương, bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng được ăn như một món ăn nhẹ, hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác, chẳng hạn như các món chiên được bọc trong những lớp bánh mì để không bị dính, hoặc làm thành phần chính của một bánh mì pudding, dùng làm chất độn để chèn vào răng sâu, hoặc giữ lại nước trái cây để chúng đỡ mất đi bằng cách nhỏ giọt
*Lịch sử – Nguồn gốc của Bánh mì & Bánh mì Việt Nam
– Bánh mì là một trong những thực phẩm được sản xuất lâu đời nhất. Bằng chứng từ 30.000 năm trước tại châu Âu cho thấy có một lượng tinh bột trên các hòn đá được sử dụng để cắt xẻ cây. Có thể là trong thời gian này, chiết xuất tinh bột từ rễ của các cây, như đuôi mèo và dương xỉ, đã được đặt trên một tảng đá bằng phẳng, sau đó được đặt trên một ngọn lửa và nấu thành một dạng bánh mì cắt lát nguyên thủy. Khoảng năm 10.000 TCN, với bình minh của Thời đại đồ đá mới và sự mở rộng của nông nghiệp, các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì đã trở thành thành phần chính của bánh mì. Bào tử nấm men có mặt khắp nơi, kể cả trên bề mặt của cây lương thực, vì vậy bất kỳ bột mì nào để lâu sẽ được lên men tự nhiên. Có nhiều nguồn sách vở cho thấy bánh mì thời gian đầu được lên men. Nấm men trong không khí có thể được dùng bằng cách để lại bột mì chưa nấu tiếp xúc với không khí một thời gian trước khi nấu.
*
Các loại Bánh mì Việt Nam
– Các thực phẩm bên trong của một ổ bánh mì Việt Nam thường khác biệt tùy theo vùng miền, bao gồm 3 nhóm chủ yếu là:
– Nguyên liệu động vật: thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, Pa tê gan, lạp xường, xúc xích kiểu Việt Nam, thịt gà, cá mòi, phô mai, trứng rán, chả, thịt nguội, bì, bơ, mỡ hành v.v.
– Các loại rau: dưa chuột thái mỏng, rau mùi (ngò), đồ chua, dọc hành, hành tây, húng thơm, v.v.
– Nước sốt, gia vị: xì dầu, nước mắm, nước tương, tiêu, nước sốt, bột canh, tương ớt v.v.
– Và tùy vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà mà chia ra thành các loại bánh mì với tên gọi khác nhau:
– Bánh mì thịt: Đây là loại bánh mì phổ biến nhất tại Việt Nam, người bán bánh mì xẻ dọc ổ bánh mì và nhét thịt, trét patê, một ít hành ngò, rau, sau đó là một ít nước sốt đặc trưng của mỗi vùng, mỗi cửa hàng (với thịt heo quay thì có thể k có nước sốt, thay vào đó mà muối ớt xanh tùy theo khẩu vị mỗi người). Bánh mì thịt có rất nhiều biến thể, nhưng thông dụng nhất vẫn là thịt nguội, đi kèm với chả. Sau đó là bánh mì thịt nướng, bánh mì heo quay,…
– Bánh mì xíu mại: Bánh mì xíu mại thì nhiều nơi cũng có nhưng có lẽ, bánh mì xíu mại ở Đà Lạt vẫn mang những đặc trưng riêng khiến người ăn phải nhớ.
Mỗi phần xíu mại được bày trong chén nhỏ, đầy nước súp, bên trong có các viên xíu mại, chả que, da heo, và hành lá rắc đầy bên trên. Thưởng thức một lần cái vị ngọt xương, với cái cay nồng của ớt trong nước dùng kết hợp bánh mì mới ra lò trong tiết trời se lạnh quả là thích thú.
– Bánh mì que: Đây là một loại bánh mì khá thú vị, chúng có hình que, trụ thon dài. Bên trong là hành phi, ớt, bơ, nước sốt đặc trưng. Đây là loại bánh mì có thể dễ dàng tìm thấy ở các tỉnh miền Trung.
– Bánh mì Ốp la: Bánh mì Ốp la có 2 loại. Được ưa chuộng hơn là loại được ốp trong chảo, kèm một ít hành ngò, đồ chua, nước sốt riêng và ăn tại chỗ. Loại còn lại là bánh mì kẹp ốp la trứng gà bên trong.
– Bánh mì gà: Đây là một loại bánh mì Đà Nẵng khá phổ biến. Bánh mì gà có hình tròn, trông khá ngộ nghĩnh, đi kèm với nhân bánh mì vô cùng đơn giản, bao gồm bơ, pa tê, đồ chua, rau, jam bông,… Những loại nguyên liệu này hòa quyện một cách hoàn hảo bên trong ổ bánh mì tạo nên hương vị khó quên với mọi người.
– Bánh mì bì: Bánh mì kẹp thịt hoặc da heo cắt sợi nhỏ, người bán sẽ chan thêm nước mắm vào bánh mì.
– Bánh mì chà bông: Thức ăn đi kèm với bánh mì là thịt chà bông (ruốc) và xịt thêm một ít nước tương.
– Bánh mì cá mòi: Bánh mì ăn kèm với cá mòi, thường cá mòi là loại cá mòi hộp sốt cà.
– Bánh mì bò kho: Đây thực tế là bánh mì không, được chấm và ăn kèm với thịt bò kho.
– Bánh mì patê: Bánh mì kẹp patê
– Bánh mì cóc: Là loại bánh mì có bề dài khoảng 1 gang tay, dài khoảng 60% so với bánh mì thường. Kẹp thịt và patê như bánh mì thịt, hiện tại khá khó đễ nhìn thấy loại bánh mì này.
– Bánh mì đậu hũ: Đây là bánh mì dành cho người ăn chay. Còn có loại bánh bánh mì đậu đường.
– Bánh mì phá lấu: Với thành phần chính của nhân là phá lấu
– Bánh mì chả cá: Bánh mì kẹp chả cá chiên, món này ngày càng phổ biến ở Sài Gòn.
– Bánh mì bơ (margarine): Bánh mì trét một ít bơ, một ít đường.